Tượng Phật Bên Ấn Độ
Tour Ấn Độ Giá Rẻ Hành Hương Về Miền Đất Phật
Vario 150 độ đẹp với dàn chân có một không hai
Vario 150 vốn là mẫu xe được xe ga nhập ngoại mang phong cách thể thao của hãng Honda, dù không phải hàng phân phối chuẩn, phải qua tư nhân nhưng điều này không giảm đi sự ưa chuộng của chúng.
Không những có thể dùng làm phương tiện giao mà với những lần nâng cấp, độ xe thì càng trở nên ấn tượng và cực kỳ đẳng cấp, rõ nhất Vario 150 độ kiểng bên dưới vốn thuộc biker miền tây. Nghệ thuật trong tạo hình ảnh với đèn pha làm tăng hung tợn hơn khi qua bộ bodykit.
Hệ thống phong có sự góp mặt của đĩa brembo, còn lại những chi tiết cố định bằng ốc Proti.
Góc nhìn của giảm xóc Ohlins bình dầu kết hợp team phuộc Ohlins Thụy Điển, việc gắn thêm những món này khiến xe chạy êm hơn khá nhiều so với phuộc ban đầu cũng như thể hiện độ sang trọng và giá trị cho xe khi khoác lên mình hàng hiệu này. Phuộc ohlins được Biker trong giới khẳng định nó hoàn toàn làm hài lòng trong việc thực tốt độ nhún nẩy hợp lý trên các địa hình khác nhau.
Những thông tin trên đây đã chia sẻ đến các bạn thông tin chi tiết về Vario độ full kiểng. Đây là một trong những phong cách đồ chơi xe máy ấn tượng mà chúng ta nên thử lựa chọn.
Địa chỉ độ Vario uy tín chất lượng: SHOP Đồ chơi xe máy 68
✵✵✵✵✵✵✵✵✵✵✵✵✵✵✵✵✵✵✵✵✵✵✵✵✵✵✵✵✵✵✵✵
SHOP Đồ chơi xe máy 68 – Phụ tùng zin nhập khẩu chính hãng HOTLINE 1: 0908 228 248 Mr. VINH HOTLINE 2: 0903 410 416 Mr. Tấn Địa chỉ 1: 68/20 Nguyễn Thái Bình, P. Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TpHCM Địa chỉ 2: 637/5 Huỳnh Tấn Phát, P. Tân Thuận Đông, Quận 7, TpHCM Website: https://dochoixemay68.com Facebook: https://www.facebook.com/dochoixemay.68
Facebook: https://www.facebook.com/phutungzinxemay
Facebook: https://www.facebook.com/dochoixesh
Ấn Độ, một quốc gia rộng lớn, có dân số đông thứ hai sau Trung Quốc, có chiều dài lịch sử trên năm ngàn năm, có nền văn hóa lâu đời, đa dạng và phong phú, đặc biệt là nền văn hóa tâm linh Đông phương, trong đó có Phật giáo. Ấn Độ là mảnh đất thiêng mà nhiều tôn giáo xuất hiện như Ấn giáo (Hinduism), Kì-na giáo (Jainism), Sikh giáo (Sikhism), Phật giáo (Buddhism)…và cũng là nơi các bậc Thánh xuất hiện ra đời như Mahāvira, vị giáo chủ của đạo lỏa thể - Kì-na giáo; Mahatma Gandhi, nhà cải cách Ấn giáo và nhà chính trị bất bạo động nổi tiếng; Guru Nanak, vị thầy thứ nhứt sáng lập đạo Sikh, và đặc biệt nhất là Sakyāmuni Buddha, đức Phật Thích Ca Mâu Ni lịch sử, nhà sáng lập Phật giáo.
Chính những điều lý thú và hấp dẫn đó đã thúc đẩy những vị Tăng Ni sinh viên khi có đủ duyên lành tham gia học các khóa học, họ không thể không tìm đến Ấn Độ để du học. Để nghiên tầm kinh điển - giáo lý của những bậc Thánh, đặc biệt là đức Phật, tôn giáo và lời dạy của Ngài, các vị Tăng Ni sinh viên cần phải biết và nắm vững những điều dưới đây như sau:
1/ Trước hết, Tăng Ni sinh hoặc sinh viên phải tốt nghiệp cử nhân Phật học hay cử nhân Anh văn, văn chương…
2/ Có kiến thức tổng quát, đặc biệt là kiến thức Phật học.
3/ Ngoại ngữ như Pāli, Phạn (Sanskrit), tiếng Hán cổ và hiện đại, đặc biệt là tiếng Anh Phật học và thế học.
4/ Tịnh tài hay nói rõ hơn là tiền để đóng học phí, mua sách vở, đồ ăn thức uống, phương tiện xe cộ, tiền thuê phòng, điện nước… Trong thời buổi hiện nay, người học có thể chi phí tiền tổng quát cho một năm khoảng từ $2200 tới $2500.
5/ Trí nhớ tốt: Khi sinh viên học ở cấp độ thạc sĩ, bài vở rất nhiều nếu không có trí nhớ tốt thì khó vượt qua kỳ thi cuối năm và không dễ đạt được điểm cao toàn khóa.
6/ Kham nhẫn và tinh tấn: Hai yếu tố này thường đi đôi với nhau tạo thành một sức mạnh vững chãi để đưa hành giả và học giả tới thành công tốt đẹp. Trên lộ trình hướng thượng, thiếu một trong hai yếu tố trên, chúng ta không dễ gì đạt được viên mãn. Dĩ nhiên, theo quan điểm của đạo Phật, kham nhẫn và tinh tấn luôn đi với trí tuệ vì có trí tuệ, kham nhẫn và tinh tấn không rơi vào tà kham nhẫn và tà tinh tấn. Kham nhẫn có các loại như sau:
Ở Ấn Độ khi mình đi làm giấy tờ, mua sắm, thuê phòng…người Ấn thường mở miệng 'một phút,' 'sau trưa,' 'ngày mai'...; “một phút của người Ấn”giống như nửa tiếng đồng hồ; “sau trưa của người Ấn” có nghĩa là ngày mai; “ngày mai của người Ấn” có nghĩa là ngày mai, ngày mai, ngày mai…cho tới một tuần.
Thời tiết bên Ấn Độ có hai mùa đáng chú ý; ban ngày vào mùa Hè khoảng tháng 6-7 dương lịch, thời tiết rất nóng có thể lên tới 430 C hoặc 450 C. Chỉ sử dụng một máy hơi nước (Cooler) cho mát phòng. Không dám dùng máy điều hòa (AC) vì sợ tốn kém. Ban đêm vào mùa Đông khoảng tháng 12 tháng giêng dương lịch, thời tiết rất lạnh khoảng 30 C hoặc 60 C. Cái lạnh bên Ấn Độ khó chịu vì thiếu phương tiện lò sưởi, hệ thống nước nóng…Hơn nữa, là một sinh viên xa nhà, việc sử dụng tiền bạc giới hạn, hạn chế việc tiêu xài điện nước càng ít càng tốt. Ở trong ký túc xá, việc sử dụng điện nước có phần thuận tiện hơn bên ngoài, không sợ chủ nhà phàn nàn.
Con người ở đây chỉ người Ấn nói chung, con người đòn đưa, khi mình đi làm giấy tờ ở điểm A, nhân viên văn phòng ở điểm A bảo mình tới điểm B; khi mình tới điểm B, nhân viên văn phòng ở điểm B bảo mình tới văn phòng ở điểm A. Một lần nữa, mình cố gắng tới văn phòng điểm A thì họ bảo là sau trưa. Sau trưa mình sắp hàng chờ xong, khi tới lượt mình thì họ nói là ngày mai. Làm xong giấy tờ, có khi mình mất thời gian cả tuần.
Đồ ăn và thức uống của người Ấn khác biệt với đồ ăn và thức uống của người Việt. Trong bữa ăn của người Ấn thường có bánh Chappati, bánh làm bằng tinh bột lúa mì, cà ri, khoai tây…Không có nước tương, nước xì dầu, đậu hủ, muốn có những thứ này phải đi ô tô Rickshaw khoảng hơn một tiếng đồng hồ. Rickshaw giống như xe lam Việt Nam chở khoảng ba người. Tuy nhiên, mình có thể mua rau, bầu, bí…luộc, nấu canh, chiên xào…theo ý muốn của mình. Các bạn thường nói giởn khi lấy được bằng thạc sĩ thì mình có bằng thạc sĩ nấu ăn.
Về khía cạnh nào đó, Ấn Độ có môi trường thiên nhiên rộng lớn, họ bảo vệ cây cối rất tốt. Nhưng nhìn về mặt tổng thể, môi trường xung quanh mà người dân đang ở thì rất dơ, tràn đầy phân bò, rác rến, nước tiểu…
Mặc dầu thời gian, thời tiết khắc nghiệt, con người đòn đưa, ăn uống khắc khổ, môi trường không trong lành…, nhưng chúng ta cố gắng kham nhẫn vượt qua những khó khăn ấy, thì việc học của chúng ta có ý nghĩa trọn vẹn. Nếu không kham nhẫn và khắc phục những khó khăn đó, thì việc học của chúng ta khó mà thành tựu. Chúng ta nghĩ rằng khi các vị Tăng Ni sinh viên qua Ấn Độ, mục đích của họ là tu học, nếm được Pháp lạc, đặt chân trên đất Phật và lấy được mảnh bằng trong tay.
Điều đó cũng giống như khi mình đi trồng cây ở xứ người mục đích của mình và của nhiều người là muốn nhìn thấy cây có hoa thơm, trái ngọt, hái và thưởng thức được chúng. Do vậy, muốn thưởng thức được hoa thơm trái ngọt, việc trước tiên đòi hỏi chúng ta phải kham nhẫn mọi khía cạnh và mọi trường hợp trong cuộc sống hằng ngày của mỗi chúng ta.
Ngoài những việc đề cập ở trên, sinh viên cần biết thêm một số thông tin về các khóa học thạc sĩ, hậu thạc sĩ, tiến sĩ bao nhiêu năm, có bao nhiêu môn học cho các khóa học, điểm thi…
Giao lưu văn hóa Phật giáo Việt Nam - LB Nga - Ấn Độ
Ngày 29-9, tại Tổ hợp Đa chức năng Hà Nội - Moscow, thành phố Moscow (LB Nga), đã diễn ra buổi giao lưu văn hóa Phật giáo Việt Nam - Liên bang Nga và Ấn Độ. Dự buổi giao lưu có đoàn đại biểu Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam do Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam dẫn đầu; Đại sứ Việt Nam tại LB Nga Ngô Đức Mạnh, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao, Ủy viên Hội đồng Cố vấn Đối ngoại Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam Nguyễn Thanh Sơn cùng đông đảo bà con Phật tử người Việt Nam; đại diện các tổ chức Phật giáo ở LB Nga, và đặc biệt có sự hiện diện của Đức Pháp vương Gyalwang Drukpa và Tăng đoàn Phật giáo Truyền thừa Drukpa Ấn Độ lần đầu tiên thực hiện chuyến hoằng pháp tại Liên bang Nga.
Phát biểu tại buổi lễ, Đại sứ Ngô Đức Mạnh nhấn mạnh:"Trong suốt chiều dài lịch sử của mình, Phật giáo luôn gắn bó đồng hành cùng dân tộc, luôn tỏ rõ phương châm nhập thế gắn bó giữa Đạo và Đời, phấn đấu vì mục tiêu hạnh phúc an vui cho con người. Chính phủ Việt Nam luôn tôn trọng các giá trị đạo đức tốt đẹp của tôn giáo đóng góp cho đời sống xã hội từ việc hướng con người tới đạo đức chân, thiện, mỹ, nhất là những giá trị phù hợp với truyền thống văn hóa, đạo đức, lối sống hướng thiện của con người Việt Nam đang tích cực tham gia vào công cuộc xây dựng xã hội mới với mục đích "Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh".
Đại sứ khẳng định, đối với cộng đồng người Việt Nam tại LB Nga, mặc dù còn nhiều mối lo toan, vất vả trong cuộc sống mưu sinh ở xa Tổ quốc, nhưng vẫn luôn hướng tâm đến Phật, hướng về quê hương đất nước. Trong thời gian qua, được sự quan tâm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các ban ngành hữu quan trong nước, của Đại sứ quán cũng như sự ủng hộ, tạo điều kiện của chính quyền sở tại, cộng đồng người Việt Nam đã xây dựng các ngôi chùa, điểm thờ tự tại Moscow và một số thành phố, địa phương của LB Nga để bà con người Việt có điều kiện thường xuyên đến hành lễ, tổ chức các hoạt động văn hóa tâm linh, nhất tâm học tập, trau dồi và làm theo các giáo lý sâu sắc về vị tha, nhân ái, "Từ bi hỷ xá" của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Đại sứ nhấn mạnh về sự vui mừng của cộng đồng Việt Nam tại LB Nga được đón Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa, người có các thiện hạnh nhân đạo, cống hiến cao cả trong việc bảo vệ môi trường, chăm sóc y tế, ủng hộ bình đẳng giới, tăng cường đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc, các nước vì hòa bình và hạnh phúc trên thế giới.
Chia sẻ ý kiến của Đại sứ Ngô Đức Mạnh, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu cho rằng buổi giao lưu ngày hôm nay không ngoài việc các tín đồ Phật giáo ở các nước chia sẻ, hợp tác, đoàn kết để cùng nhau hoằng dương chính pháp, đưa giáo lý của Đức Phật đến khắp mọi nơi, đem lại hạnh phúc an lạc cho tất cả mọi người, thực hiện lời dạy của Đức Phật. Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu thay mặt Giáo hội Phật giáo Việt Nam xin cảm ơn Chính phủ và nhân dân Nga, những người bạn thân thiết của Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua với mối quan hệ mẫu mực, thủy chung, trong đó có mối quan hệ về Phật giáo. Thượng tọa mong muốn, Trung tâm Hà Nội-Moscow-một biểu tượng của tình hữu nghị giữa hai nước, Hội Phật tử Việt Nam tại LB Nga là cầu nối, Niệm phật đường tại Trung tâm chính là địa chỉ để tổ chức các cuộc gặp gỡ, giao lưu thúc đẩy tình hữu nghị của Phật giáo hai nước, cùng nhau tô thắm tình hữu nghị truyền thống Việt Nam-LB Nga.
Về phần mình, Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đánh giá cao nỗ lực tổ chức cuộc giao lưu đầy ý nghĩa này, đồng thời bày tỏ hy vọng, thông qua sự kiện này, Phật tử từ ba nước sẽ cùng tạo ra một bầu không khí hợp tác chặt chẽ và cùng tiến hành các hoạt động truyền giảng đạo pháp. Ngài mong muốn rằng, các chương trình sẽ đem lại những điều tốt đẹp, ích lợi nhất cho tất cả người dân Nga cũng như cộng đồng người Việt đang sống tại Nga và nhân dân Việt Nam nói chung; đem lại lợi ích cho mối quan hệ giữa Việt Nam và LB Nga; cũng như đem phật pháp ứng dụng vào đời sống để làm tốt đẹp cho xã hội, cộng đồng và đoàn kết hợp tác trên mọi khía cạnh, làm cho cuộc sống của mọi người ngày càng hạnh phúc, an lạc hơn.
Tại buổi giao lưu, các đại biểu còn được thưởng thức các tiết mục văn nghệ mang âm hưởng văn hóa Phật giáo Việt Nam, LB Nga và văn hóa tâm linh của Tăng đoàn truyền thừa Drukpa Ấn Độ. Vượt qua khoảng cách về địa lý, ngôn ngữ, phong tục tập quán, những người con Phật đã đến với nhau, để cùng nhau hoàng dương Phật pháp, gìn giữ hòa bình, củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị.