Thời Lê Sơ Thực Hiện Chính Sách Nông Nghiệp Nào
Những chính sách nhà Lê sơ đã thực hiện để thúc đầy nông nghiệp phát triển bao gồm:
Chính sách biên viễn của Đại Việt thời Lê sơ
Có thể nói, từ Ngô, Đinh, Tiền Lê đến Lý, Trần và Lê sơ, tùy thuộc vào điều kiện chính trị, kinh tế, quân sự của mỗi vương triều mà chính sách đối với miền biên viễn của Tổ quốc có những sự khác nhau nhất định. Vào thế kỷ X, khi nước ta mới dựng nền độc lập, chính quyền trung ương các triều Ngô, Đình, Tiền Lê cũng chỉ kiểm soát chặt chẽ được miền trung tâm, các miền ở xa và miền biên giới, đều do các hào trưởng và thổ tù địa phương nắm giữ quyền hành và phụ thuộc lỏng lẻo vào chính quyền trung ương. Dưới thời Lý, Trần, tuy đã củng cố được chính quyền tập trung, tổ chức được một bộ máy hành chính khá vững chắc từ trung ương đến các địa phương, nhưng ở các vùng xa, nhất là miền biên viễn, ảnh hưởng thế lực của chính quyền trung ương hãy còn lỏng lẻo, chính quyền thực tế vẫn nằm trong tay các tù trưởng ở các sách, các động. Các vua đời Lý, đời Trần đã dùng chính sách vừa mua chuộc các tầng lớp thống trị ở miền núi, miền biên viễn, vừa trấn áp bằng lực lượng quân sự. Một trong những chính sách mua chuộc tầng lớp thống trị miền núi là các vua Lý đã dùng quan hệ hôn nhân để ràng buộc các châu mục, từ trưởng có thế lực.
Đến thời Lê sơ, chính sách đối với miền biên viễn của triều đình trung ương cũng có hai mặt như trên. Nhưng nhìn một cách đại quan thì trong hai mặt mua chuộc và trấn áp, các vua triều Lê tỏ rõ biện pháp mạnh tay hơn các vương triều trước đó. Nhà Lê sơ thường dùng quan tước và uy lực quân sự để ràng buộc và kiềm chế các thổ tù thiểu số vào bộ máy thống trị của mình. Trong sách Lịch triều hiến chương loại chí, sử gia Phan Huy Chú cho biết Lê Lợi đã “đặt các chức Thủ ngự”, Đoàn luyện, trao cho các tù trưởng ở ngoại phiên. Gián hoặc có tù trưởng nào quy thuộc có công to, cũng gia cho trọng chức, như những chức Nhập nội, Tư không, Bình chương sự, cùng các chức Thượng tướng quân, Đại tướng quân” (1).
Thổ tù người Thái ở Mộc Châu là Xa Khả Tham (còn đọc là Sâm) được phong làm Nhập nội tư không coi giữ trấn Đà Giang ở vùng lưu vực sông Đà. Các con Xa Khả Tham là Lộc, Khát, Bàn và Điểm đều được phong là đại tướng quân. Năm 1434, con trai Đềo Cát Hãn ở châu Phục Lễ là Mạnh Vượng về hàng, Lê Thái Tông cho làm Nhập nội tư mã Tri bản châu quân dân sự, Tước Quan phục hầu… (2). Nhiều tổ tù khác có công trong cuộc chiến tranh giải phóng Tổ quốc hay chịu quy thuận triều đình đều được phong những chức cao như: Tư không, Bình chương sự, Thượng tướng quân, Đại tướng quân, v.v… Năm 1428, Lê Lợi chia nước làm 5 đạo và chấn chỉnh lại bộ máy thống trị. Ở các châu, ngoài các chức Thiêm phán, Tào vận, Phòng ngự sứ, Chiêu thảo sứ, còn có chức Tri châu, Đại tri châu dành riêng cho các thổ tù. Các triều vua kế tiếp, như Thái Tông, Nhân Tông, Thánh Tông cũng tiếp tục chính sách đối với các dân tộc thiểu số như vậy. Trong đời Thánh Tông nhiều thổ tù được phong đến tước Quận công.
Ngoài việc ban quan tước, các vua thời Lê sơ còn ban hành một số chính sách, chế độ ưu đãi đối với các tù trưởng thiểu số. Năm 1434, Lê Thái Tông cho phép các quan phụ đạo, thủ lĩnh các phiên trấn, người nào có con cháu đích, hoặc cùng một tịch hay khác tịch, thì đều được tha thuế và sai dịch (3). Tháng 11 năm Ất Mão (1435), thổ tù ở Mường Bồn (tức Bồn Man – sau là châu Quy Hợp thuộc Hà Tĩnh) vào cống các thứ ngà voi, sừng tê, bạc và vải vóc. Vua Lê Thái Tông khen ngợi rồi sai đem áo kim tuyến về thưởng cho phụ đạo, và thưởng cho người đi sứ lụa tấm theo thứ bậc (4). Năm 1448, thổ tù ở Mường Bôn vào cống 2 con voi. Vua Lê Nhân Tông ban cho y phục, lụa tấm, các loại đồ sứ, nhân đấy xuống chiếu đổi làm châu Quy Hợp (5).
Một số miền đất giáp với Ai Lao, như vùng thượng lưu sông Mã, thuộc đất Mộc Châu và phía Tây Thanh Hóa, các thổ tù ở đây, ngoài mặt tuy nói là quy thuận, nhưng vẫn tỏ ra ý chống đối, không tuân theo mệnh lệnh triều đình, thì nhà Lê đã cử quan lại đến trực tiếp cai trị. Vào tháng 3 năm Giáp Dần (1434), vua Lê Thái Tông đã lấy Ngự tiền Trung quân Thiết đột là Lê Đẳng làm Phòng ngự sứ trí quân dân sự các xứ Phọc La, Trịnh Long, Mường Dương thượng hạ; Lê Thiêm làm Phòng ngự sứ tri quân dân sự ở châu Nam Mã, hai châu Tàm thượng hạ và huyện Lan Hòa (6).
Trên đại thể, Nhà nước phong kiến trung ương thời Lê sơ chỉ thống trị nhân dân thiểu số thông qua các thổ tù của họ. Các thổ tù này được ban chức tước, được toàn quyền thống trị nhân dân trong địa bàn, theo các chế độ và phong tục tập quán riêng của từng dân tộc, nhưng hàng năm phải nộp cống phú cho triều đình. Cống phú phải nộp bằng hiện vật với các thứ thổ sản của địa phương. Tuy nhiên mối quan hệ giữa chính quyền trung ương với các thổ tù miền biên viễn cũng thường xảy ra mâu thuẫn, xung đột. Lý do có từ cả hai phía: Các thổ tù thường bị các quan lại phiên trấn đốc thúc, áp bức, nhũng nhiễu. Mặt khác, để chống lại sự áp bức của triều đình trung ương, các thổ tù thường có khuynh hướng mưu đồ cát cứ, tự trị địa phương. Trong trường hợp các thổ tù có thế lực lớn mạnh, bộc lộ rõ tư tưởng ly tâm và hành động cát cứ, các vua thời Lê sơ đã kiên quyết trấn áp. Lịch sử chế độ phong kiến thời Lê sơ, ở thế kỷ XV, đã ghi lại nhiều cuộc nổi dậy của các tù trưởng thiểu số và những cuộc trấn áp của triều đình.
Trong những cuộc nổi dậy của các thổ tù dưới thời Lê sơ, thì đáng chú ý hơn cả là những cuộc nổi dậy của các thổ tù người Thái ở Tây Bắc, của các thổ tù người Tày ở phía Bắc và cuộc cát cứ của thổ tù họ Cầm ở châu Ngọc Ma, phía Tây Nghệ An.
Cuối năm 1431, thổ tù người Thái trắng ở châu Ninh Viễn (Lai Châu) là Đèo Cát Hãn nổi dậy, câu kết với một thổ tù Ai Lao là Kha Lại, chiếm cứ một vùng biên cương phía Tây Bắc chống lại triều đình, không chịu nộp cống phú. Họ Đèo vẫn là một dòng họ thống trị lớn của người Thái Tây Bắc. Trong thời Minh thuộc (1407 – 1427), Đèo Cát Hãn đã đầu hàng nhà Minh, câu kết với quân Minh đàn áp lại phong trào đấu tranh của nhân dân địa phương. Nhưng đến năm 1427, Đèo Cát Hãn lại xin quy thuận theo nhà Lê và vẫn được phong cho chức tước cai quản châu Ninh Viễn như cũ. Đến lúc này, họ Đèo lại nổi dậy mưu đồ cát cứ, đem quân cướp phá các vùng lân cận như Thái Nguyên, Tuyên Quang, Quy Hóa, Gia Hưng. Hành động của Đèo Cát Hãn đã gây ảnh hưởng xấu trong hàng ngũ thổ tù thiểu số miền biên viễn, nếu không trấn áp kịp thời thì nền thống nhất quốc gia của Đại Việt mới được xác lập sẽ bị đe dọa. Do vậy, Lê Lợi đã thân chinh chia quân làm hai đường thủy bộ cùng tiến lên châu Ninh Viễn. Quân của Đèo Cát Hãn nhanh chóng bị đại bại. Trong cuộc hành quân trấn áp này, lúc đi và về, Lê Lợi có làm hai bài thơ ngũ ngôn và thất ngôn để ca ngợi chiến công của mình. Nhà vua sai tạc núi bên bờ sông Đà, khắc hai bài thơ ấy, để đề cao uy tín của triều đình trung ương và nhằm cảnh tỉnh các thổ tù thiểu số sau này.
Dưới triều Lê Thái Tông, một số thổ tù người Thái khác cũng chiếm cứ lấy châu huyện, kháng cự lại triều đình. Năm 1439, thổ tù họ Cầm ở các châu Phù Yên, Sơn La, Tuần Giáo, Mai Sơn thuộc phủ Gia Hưng nổi lên kháng cự lại triều đình và đánh phá vùng biên giới. Họ Cầm cho người sang cầu cứu Ai Lao để tăng thêm uy thế. Vua Ai Lao sai tướng Nữu Hoa đem trên 3 vạn quân vượt qua biên giới, lấy danh nghĩa cứu viện để cướp phá các vùng thuộc châu Phục Lễ. Vua Lê Thái Tông tự thân chinh đem một đạo quân lớn lên đánh bại quân Ai Lao và buộc họ Cầm phải quy phục, triều cống. Năm 1440, vua Lê Thái Tông tự thân chinh tiến quân lên đến phủ Gia Hưng để đánh dẹp viên thổ tù tên là Nghiễm liên kết với thổ tù Ai Lao chống lại triều đình trung ương. Thổ tù Nghiễm phải dâng voi, trâu, nộp cống phẩm xin quy thuận. Năm 1441, Nghiễm lại liên kết với Ai Lao làm phản, Lê Thái Tông lại thân chinh lần thứ hai, đánh bại tên Nghiễm và bắt được một viên tướng Ai Lao. Nghiễm cuối cùng phải ra hàng và cũng bị bắt giải về kinh đô Thăng Long.
Trên dọc vùng biên giới Việt – Trung, ngoài những cuộc nổi dậy mưu đồ cát cứ, kháng cự với triều đình trung ương của các thổ tù thiểu số, còn không ít vụ lấn chiếm, nhằm cướp của, bắt người và súc vật của bọn quan lại nhà Minh cai trị vùng biên cương của Trung Quốc. Các vua triều Lê sơ tỏ ra rất cảnh giác với các hoạt động ăn cướp này và trừng trị nghiêm khắc số quan lại không hoàn thành chức trách trông coi lãnh thổ của Tổ quốc. Vào tháng 5 năm Quang Thuận thứ 8 (1467), quân Minh gồm hơn 1000 người do Sầm Tổ Đức cầm đầu đánh sang châu Thông Nông phủ Bắc Bình, thuộc Cao Bằng, cướp bóc người, trâu bò, súc vật và tài sản của nhân dân. Vua Lê Thánh Tông đã sai viết thông tư cho viên Bố chánh sứ tỉnh Quảng Tây đòi lại người và súc vật. Một mặt khác, nhà vua sai Phan Tiến, Giám sát ngự sử Bắc Đạo đến Bắc Bình xét hỏi việc này, bắt hai viên quan trấn thủ vùng biên giới của nước ta là Phố Tổng tri Lê Lục và Đổng Tổng tri Nguyễn Lượng. Hai người này đều phải đày đi viễn châu, vì tội canh giữ phòng bị biên giới không cẩn thận, để đến nỗi quân Minh có thể xâm phạm, cướp bóc. Nhân vụ việc này, vua Lê Thánh Tông hạ sắc dụ răn bảo các viên Tổng binh và Thổ quan ở Lạng Sơn, An Bang và Bắc Bình rằng: “Người bầy tôi giữ đất đai của triều đình, chức phận phải bảo toàn lãnh thổ, yên ủi nhân dân, bẻ gãy những mũi nhọn tấn công, chống cự những kẻ khinh rẻ nước mình. Thế mà mới đây, người nước ngoài xâm phạm cướp bóc, Trẫm không nghe thấy các người có công hiệu gì về việc đánh giặc giữ đất cả! Nếu nay cứ một việc lại buộc vào pháp luật, thì lòng Trẫm có điều không nỡ. Vậy bọn các người phải cố gắng hết lòng hết sức, nghĩ làm thế nào để gột rửa tội lỗi trước kia” (7).
Chính cũng do sự phòng bị sơ hở nói trên, nên vào tháng 9 năm ấy, nhà vua lại ra sắc chỉ dụ các viên quan Trấn thủ và Phó tổng binh các vệ ở An Bang, Lạng Sơn, Tuyên Quang rằng: “Các ngươi chức vụ đứng đầu một phương, khống chế cả cõi biên thùy, phải phòng bị điều bất trắc, để ngăn ngừa giặc ngoại xâm. Cần phải khuyên bảo các tướng hiệu, răng đe quân lính, không được quen thói cũ, bỏ trốn về nhà, để trống vị trí phòng thủ, kẻ nào trái lệnh thì trị tội nặng hơn luật thường” (8).
Chính sách đối với các miền biên viễn của Lê Lợi và các vua thời Lê sơ về đại thể vẫn kế thừa các chính sách truyền thống của các triều đại Lý, Trần trước đó, là vừa phủ dụ, mua chuộc vừa trấn áp bắt giam các thổ tù thiểu số. Nhưng chính sách biên viễn của các vua Lê sơ tổ ra cứng rắn hơn, sử dụng nhiều đến vũ lực hơn. Có thể là do Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền thời bấy giờ đã phát triển cao hơn và uy lực cũng lớn mạnh hơn. Những cuộc nổi dậy của các thổ tù thiểu số miền biên viễn, với mục đích cát cứ, tách khỏi sự thống trị của triều đình trung ương, xâm hại đến nền thống nhất quốc gia từ thời Lê Thái Tổ qua Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông đến thời Lê Thánh Tông đều bị trấn áp hết. Đặc biệt, đến thời Lê Thánh Tông, các thổ tù thiểu số đều phải khuất phục, không dám nổi dậy chống cự, nguyên nhân căn bản là vì uy lực lớn mạnh của chính quyền trung ương đủ sức áp đặt sự thống trị của mình. Nhìn lại chính sách đối với miền biên viễn của thời Lê sơ vừa dẫn ở trên, ta thấy trong điều kiện quốc gia Đại Việt vừa bước ra khỏi thời kỳ Minh thuộc kéo dài 20 năm, và kinh tế bị tàn phá nghiêm trọng sau cuộc chiến tranh giải phóng 10 năm, thì những chinh sách có phần cứng rắn đối với số thổ tù thiểu số ôm ấp mưu đồ cát cứ là có thể hiểu được. Nền thống nhất của quốc gia Đại Việt được củng cố từng bước và ngày một tăng cường ở thế kỷ XV, một phần quan trọng là nhờ chính sách biên viễn nói trên của Lê Lợi và các ông vua kế tiếp, đặc biệt là vị vua hùng tài đại lực: Lê Thánh Tông.
1. Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí. Nxb Sử học, H. 1961, tập 2, tr. 9.
2. Phan Huy Chú: LTHCLC. Sđd, tr. 31.
3. Đại Việt sử ký toàn thư. Nxb Khoa học Xã hội, H. 1972, tập 3, tr. 80.
4. ĐVSKTT. Sđd, tập 3, tr. 109.
5. ĐVSKTT. Sđd, tập 3, tr. 143.
6. ĐVSKTT. Sđd, tập 3, tr. 102.
7. Khâm định Việt sử thông giám cương mục. Nxb Giáo dục, H. 1998, tập 1, tr. 1037, 1038.
8. ĐVSKTT. Sđd, tập 2, tr. 427.
Ngày 28/2/2020, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 128/2020/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện, phát sinh những tồn tại, vướng mắc cần có sự bổ sung, điều chỉnh phù hợp để chính sách thực sự đi vào cuộc sống.
Khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp
Ngay sau khi Nghị quyết số 128/2020-HĐND ban hành, UBND tỉnh, các sở, ngành, địa phương đã ban hành kế hoạch, hướng dẫn triển khai, thực hiện; tuyên truyền, phổ biến đến các doanh nghiệp, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Bà Cầm Thị Phong, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, cho biết: Giai đoạn 2020-2023, toàn tỉnh đã hỗ trợ 20,5 tỷ đồng cho 336 lượt HTX, doanh nghiệp phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường; hỗ trợ 1,4 tỷ đồng cho 5 HTX đầu tư xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi, hệ thống tưới tiết kiệm. Qua đó, giúp các doanh nghiệp, HTX phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, góp phần nâng cao năng suất, giá trị, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Thành lập tháng 7/2017, HTX dâu tây Xuân Quế, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn đang liên kết sản xuất 30 ha dâu tây. HTX chú trọng tìm kiếm các giải pháp xây dựng thương hiệu cho sản phẩm dâu tây, thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật triển khai các mô hình sản xuất theo hướng nông nghiệp công nghệ cao. Năm 2020, HTX được hỗ trợ 70 triệu đồng từ Nghị quyết 128/NQ-HĐND để đầu tư bao bì đóng gói sản phẩm đưa đi tiêu thụ. Đồng thời, HTX đầu tư thêm nhà sơ chế và kho lạnh để bảo quản sản phẩm, bảo đảm chất lượng và nâng cao giá trị sản phẩm.
Anh Nguyễn Văn Nam, Giám đốc HTX dâu tây Xuân Quế, chia sẻ: Việc được hỗ trợ đầu tư bao bì đáp ứng các yêu cầu, như bắt mắt, có nhiều hiệu ứng, thu hút khách hàng, bảo đảm chất lượng nông sản, giúp HTX quảng bá sản phẩm tốt hơn. Hiện nay, dâu tây của HTX đã có mặt tại 33 siêu thị ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và có nhiều mối tiêu thụ tại các tỉnh, thành khác. Ngoài ra, mỗi năm, HTX còn liên kết bao tiêu hàng nghìn tấn dâu tây cho các hộ xung quanh vùng.
Còn Chị Hoàng Thị Thảo, Giám đốc HTX nông nghiệp Quỳnh Thuận, xã Chiềng Pha, huyện Thuận Châu, cho biết: HTX có 13 ha thanh long ruột đỏ trồng theo quy trình VietGAP, đã được cấp mã số vùng trồng. Sản lượng trung bình đạt 200 tấn/năm. Việc được hỗ trợ 120 triệu đồng xây dựng nhận diện thương hiệu, bao bì nhãn mác giúp sản phẩm của HTX có giá bán cao hơn, được khách hàng tin tưởng, ưa chuộng.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 128/2020/NQ-HĐND của HĐND tỉnh còn tồn tại, hạn chế. Đó là kết quả hỗ trợ thực hiện chính sách đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn còn thấp, số doanh nghiệp, HTX được hỗ trợ chưa nhiều. Một số nội dung hỗ trợ theo Nghị quyết chưa được thực hiện, như: Hỗ trợ cấp bù chênh lệch lãi suất tiền vay dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; phát triển liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; đầu tư cơ sở bảo quản, chế biến nông sản...
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, đến hết năm 2023, dư nợ tín dụng đối với các đối tượng thuộc nghị quyết là 4.262 tỷ đồng, chiếm 19,21% dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn và bằng 10,84% tổng dư nợ toàn địa bàn. Có 230 khách hàng được vay vốn, trong đó có 7 HTX và 223 doanh nghiệp.
Ông Lê Cao Cường, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thông tin: Phần lớn các doanh nghiệp, HTX trên địa bàn tỉnh là doanh nghiệp nhỏ và vừa, năng lực tài chính và trình độ quản lý của còn hạn chế; vốn tự có, tài sản chưa đáp ứng đầy đủ các điều kiện vay vốn của ngân hàng, hoặc chỉ đủ điều kiện vay với số tiền chưa đáp ứng mong muốn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, HTX chưa thực sự quan tâm, chú trọng tới việc đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn để được thụ hưởng quyền lợi khi nhà nước, chính quyền địa phương ban hành các chủ trương, chính sách hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Tại huyện Yên Châu, sau 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết HĐND tỉnh, huyện mới chỉ giải ngân hỗ trợ mua bao bì, nhãn mác đóng gói sản phẩm đi tiêu thụ cho 28 HTX, tổng kinh phí trên 2 tỷ đồng và hỗ trợ tổ chức chứng nhận đánh giá, cấp giấy chứng nhận VietGAP 24 HTX, tổng kinh phí 1,2 tỷ đồng.
Ông Lê Huy Phong, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Châu, cho biết: Đối với các nội dung hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ liên kết sản xuất, các HTX khó tiếp cận vì quy trình thủ tục phức tạp; thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và thực hiện hỗ trợ do các sở, ngành của tỉnh thực hiện, do đó các HTX có nhu cầu chưa thực hiện được. Bên cạnh đó, thủ tục vay vốn của các ngân hàng yêu cầu cần có tài sản thế chấp, trong khi đó hầu hết các HTX đều không được cấp đất, không chứng minh được tài sản chung để thế chấp. Đây là những “điểm nghẽn” cần tháo gỡ.
Tiếp tục thúc đẩy nông nghiệp phát triển
Sơ kết 4 năm thực hiện Nghị quyết số 128/2020 của HĐND tỉnh, đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, khẳng định: Tỉnh Sơn La đang tập trung cơ cấu lại nông nghiệp thực chất, hiệu quả, khai thác và phát huy tiềm năng, lợi thế của từng vùng. Phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản hàng hóa chủ lực của tỉnh theo chuỗi giá trị, gắn với xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu.
Trên cơ sở những kết quả đạt được và các tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các ngành, địa phương tiếp tục tăng cường tuyên truyền, phổ biến về nội dung, trình tự, thủ tục hồ sơ đề nghị hỗ trợ theo Nghị quyết số 128/2020/NQ-HĐND tới các tổ chức, cá nhân có liên quan. Đồng thời, triển khai có hiệu quả nguồn kinh phí giao hằng năm theo các quyết định của UBND tỉnh về việc giao dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước.
Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì phối hợp với các sở ngành, UBND các huyện, thành phố khảo sát, rà soát, xây dựng, tham mưu trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết số 128/2020/NQ-HĐND, để thúc đẩy phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp số, nông nghiệp sinh thái; phát triển các loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản có giá trị kinh tế cao
Tăng cường đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực các doanh nghiệp, HTX, nông dân kiến thức về kỹ thuật sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp, thương mại điện tử, thị trường, tư vấn thiết kế mẫu mã sản phẩm, xây dựng và phát triển thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm. Tiếp tục thu hút các doanh nghiệp, HTX đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn qua các chính sách hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh trong phát triển liên kết theo chuỗi để xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất hàng hóa quy mô lớn, chất lượng cao.
Nông nghiệp là một trong những lĩnh vực thế mạnh, tiềm năng của tỉnh. Vì vậy, xây dựng và triển khai chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn là một trong những giải pháp thực hiện mục tiêu xây dựng tỉnh Sơn La trở thành trung tâm phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trở thành trung tâm chế biến nông sản vùng Tây Bắc.