Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo QĐ15 đến nay đã trải qua 9 năm thực hiện và đã bộc lộ nhiều điểm chưa phù hợp với Thông lệ và CMKTQT cũng như thực tiễn tại Việt Nam. Để đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế trong giai đoạn mới, thúc đẩy môi trường đầu tư kinh doanh và hội nhập quốc tế, ngày 22/12/2014 Bộ Tài chính đã ban hành 2 Thông tư quan trọng là Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp thay thế QĐ15 và Thông tư 202/2014/TT-BTC. Một số điểm đổi mới trong 2 Thông tư như sau:

Ví dụ cụ thể trong các trường hợp cơ bản

Giả sử đã xác định được số liệu về giá trị hợp đồng nhà thầu là 100.000.000 đồng. Số thuế TNDN phải nộp của hợp đồng nhà thầu là 9.000.000 đồng, số thuế GTGT phải nộp của hợp đồng nhà thầu là 11.000.000 đồng

Trường hợp này được hiểu là nhà thầu nhận được toàn bộ giá trị hợp đồng. Bên Việt Nam phải chịu mọi loại thuế phát sinh như Thuế TNDN, Thuế GTGT.

Khi đó việc hạch toán được thực hiện như sau (đơn vị tiền: đồng):

Nợ TK 627, 642 : 9.000.000 (thuế TNDN được tính vào chi phí tính thuế TNDN)

Trường hợp này được hiểu là nhà thầu nhận được phần còn lại của giá trị hợp đồng sau khi trừ các khoản thuế, phí ở bên Việt Nam. Bên Việt Nam không chịu mọi loại thuế nhà thầu phát sinh.

Khi đó việc hạch toán được thực hiện như sau (đơn vị tiền: đồng):

Nợ TK 811 : 9.000.000 (thuế TNDN không được tính vào chi phí tính thuế TNDN)

Trường hợp này được hiểu là nhà thầu chỉ nhận được giá trị hợp đồng trừ đi thuế TNDN, Bên Việt Nam khấu trừ lại thuế TNDN trước khi thành toán nghĩa vụ công nợ.

Khi đó việc hạch được thực hiện như sau (đơn vị tiền: đồng):

Nợ TK 811 : 9.000.000 (thuế TNDN không được tính vào chi phí tính thuế TNDN)

Đối tượng áp dụng thuế nhà thầu

Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài: là tổ chức nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài kinh doanh là đối tượng cư trú tại Việt Nam hoặc không là đối tượng cư trú tại Việt Nam:

Hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ

“Hợp đồng nhà thầu” là hợp đồng, thỏa thuận hoặc cam kết giữa Nhà thầu nước ngoài và Bên Việt Nam.

“Hợp đồng nhà thầu phụ” là hợp đồng, thỏa thuận hoặc cam kết giữa Nhà thầu phụ và Nhà thầu nước ngoài. Nhà thầu phụ gồm Nhà thầu phụ nước ngoài và Nhà thầu phụ Việt Nam.

“Bên Việt Nam” là tổ chức được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, tổ chức đăng ký hoạt động theo pháp luật Việt Nam, tổ chức khác và cá nhân sản xuất kinh doanh: mua dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hóa hoặc trả thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng nhà thầu hoặc hợp đồng nhà thầu phụ; mua hàng hóa theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ hoặc theo các điều khoản thương mại quốc tế (Incoterms); thực hiện phân phối hàng hóa, cung cấp dịch vụ thay cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.

Hạch toán công nợ phải trả nhà thầu

Nợ TK 627, 642 : Số tiền trả nhà thầu nước ngoài

Có TK 331, 112 : Số tiền trả nhà thầu ngước ngoài

Các loại thuế áp dụng đối với nhà thầu

Theo Điều 5 Chương 1 Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 06/08/2014, các loại thuế áp dụng đối với nhà thầu  gồm:

Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là tổ chức kinh doanh phát sinh doanh thu tại Việt Nam: thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT và thuế TNDN;

Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là cá nhân nước ngoài kinh doanh phát sinh doanh thu tại Việt Nam: thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT và thuế TNCN.

Đối tượng không áp dụng thuế nhà thầu

Theo Điều 2 Thông tư 103/2014/TT-BTC quy định về đối tượng không áp dụng thuế nhà thầu như sau:

– Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Dầu khí, Luật các Tổ chức tín dụng.

– Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện cung cấp hàng hóa cho tổ chức, cá nhân Việt Nam không kèm theo các dịch vụ được thực hiện tại Việt Nam dưới các hình thức:

+ Giao hàng tại cửa khẩu nước ngoài: người bán chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến việc xuất khẩu hàng và giao hàng tại cửa khẩu nước ngoài;

Người mua chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến việc nhận hàng, chuyên chở hàng từ cửa khẩu nước ngoài về đến Việt Nam (kể cả trường hợp giao hàng tại cửa khẩu nước ngoài có kèm điều khoản bảo hành là trách nhiệm và nghĩa vụ của người bán).

+ Giao hàng tại cửa khẩu Việt Nam: người bán chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến hàng hóa cho đến điểm giao hàng tại cửa khẩu Việt Nam;

Người mua chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến việc nhận hàng, chuyên chở hàng từ cửa khẩu Việt Nam (kể cả trường hợp giao hàng tại cửa khẩu Việt Nam có kèm điều khoản bảo hành là trách nhiệm và nghĩa vụ của người bán).

– Tổ chức, cá nhân nước ngoài có thu nhập từ dịch vụ được cung cấp và tiêu dùng ngoài Việt Nam.

– Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện cung cấp dịch vụ dưới đây cho tổ chức, cá nhân Việt Nam mà các dịch vụ được thực hiện ở nước ngoài:

+ Sửa chữa phương tiện vận tải (tàu bay, động cơ tàu bay, phụ tùng tàu bay, tàu biển), máy móc, thiết bị (kể cả đường cáp biển, thiết bị truyền dẫn), có bao gồm hoặc không bao gồm vật tư, thiết bị thay thế kèm theo;

+ Quảng cáo, tiếp thị (trừ quảng cáo, tiếp thị trên internet);

+ Xúc tiến đầu tư và thương mại;

+ Môi giới: bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài;

+ Đào tạo (trừ đào tạo trực tuyến);

+ Chia cước (cước thanh toán) dịch vụ, viễn thông quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài mà các dịch vụ này được thực hiện ở ngoài Việt Nam, dịch vụ thuê đường truyền dẫn và băng tần vệ tinh của nước ngoài theo quy định của Luật Viễn thông;

Chia cước (cước thanh toán) dịch vụ bưu chính quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài theo quy định của Luật Bưu chính, các điều ước quốc tế về Bưu chính mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham gia ký kết mà các dịch vụ này được thực hiện ở ngoài Việt Nam.

– Tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng kho ngoại quan, cảng nội địa (ICD) làm kho hàng hóa để phụ trợ cho hoạt động vận tải quốc tế, quá cảnh, chuyển khẩu, lưu trữ hàng hoặc để cho doanh nghiệp khác gia công.

Người nộp thuế nhà thầu được quy định tại Điều 4 Thông tư 103/2014/TT-BTC như sau:

* Nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài đảm bảo các điều kiện kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam.

Việc kinh doanh được tiến hành trên cơ sở hợp đồng nhà thầu với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc với tổ chức, cá nhân nước ngoài khác đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng nhà thầu phụ.

Việc xác định nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam, hoặc là đối tượng cư trú tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế thu nhập cá nhân và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Trong trường hợp Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ký kết có quy định khác về cơ sở thường trú, đối tượng cư trú thì thực hiện theo quy định của Hiệp định đó.

* Tổ chức được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, tổ chức đăng ký hoạt động theo pháp luật Việt Nam, tổ chức khác và cá nhân sản xuất kinh doanh:

– Mua dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hóa hoặc trả thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng nhà thầu hoặc hợp đồng nhà thầu phụ;

– Mua hàng hóa theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ hoặc theo các điều khoản thương mại quốc tế (Incoterms);

– Thực hiện phân phối hàng hóa, cung cấp dịch vụ thay cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam bao gồm:

+ Các tổ chức kinh doanh được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và Luật Hợp tác xã;

+ Các tổ chức kinh tế của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác;

+ Nhà thầu dầu khí hoạt động theo Luật Dầu khí;

+ Chi nhánh của Công ty nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam;

+ Tổ chức nước ngoài hoặc đại diện của tổ chức nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam;

+ Văn phòng bán vé, đại lý tại Việt Nam của Hãng hàng không nước ngoài có quyền vận chuyển đi, đến Việt Nam, trực tiếp vận chuyển hoặc liên danh;

+ Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ vận tải biển của hãng vận tải biển nước ngoài; đại lý tại Việt Nam của Hãng giao nhận kho vận, hãng chuyển phát nước ngoài;

+ Công ty chứng khoán, tổ chức phát hành chứng khoán, công ty quản lý quỹ, ngân hàng thương mại nơi quỹ đầu tư chứng khoán hoặc tổ chức nước ngoài mở tài khoản đầu tư chứng khoán;

+ Các cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.