Tân sinh viên người dân tộc thiểu số đạt kết quả cao trong đợt xét tuyển đại học năm 2024 (theo phương thức xét kết quả thi THPT năm 2024) Y Kinh Mlô được nhận một suất học bổng.

suất học bổng cho sinh viên dân tộc thiểu số và sinh viên khó khăn

TTH.VN - Sáng 31/1, Trường đại học Y Dược - Đại học Huế tổ chức trao 126 suất học bổng cho sinh viên là người dân tộc thiểu số, sinh viên thuộc vùng khó khăn năm học 2012-2013.

Tổng trị giá các suất học bổng là 126 triệu đồng (mỗi suất 1 triệu đồng) từ nguồn kinh phí của dự án Chương trình phát triển nguồn nhân lực kinh tế - ADB. Đây là hoạt động thường niên của nhà trường nhằm động viên và hỗ trợ sinh viên là người dân tộc thiểu số, sinh viên gặp khó khăn về điều kiện học tập nhưng có ý chí vươn lên học tập tốt.

Sau 2 năm Báo Người Lao Động tiếp nhận và quản lý chương trình "Học bổng hỗ trợ học sinh - sinh viên dân tộc thiểu số, học sinh nghèo", những người làm chương trình đã không quản ngại nắng mưa, lên rừng xuống biển để mang những phần quà ý nghĩa đến với đúng đối tượng.

Ông Trương Hòa Bình - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ - trao tặng học bổng từ chương trình “Học bổng hỗ trợ học sinh - sinh viên dân tộc thiểu số, học sinh nghèo” cho học sinh tỉnh Hà Giang vào tháng 11-2022. Ảnh: QUANG LIÊM

Chương trình "Học bổng hỗ trợ học sinh - sinh viên dân tộc thiểu số, học sinh nghèo" tiền thân là "Quỹ Bảo trợ học sinh dân tộc thiểu số, học sinh nghèo" của Báo Công an Nhân dân được thành lập năm 2007, do ông Trương Hòa Bình - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ - sáng lập.

Mục đích đầu tiên của quỹ là hỗ trợ con em của cộng đồng người Chăm ở TP HCM vốn còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Được duy trì đều đặn trong nhiều năm, quỹ này đã trao tặng hàng ngàn phần quà là xe đạp, máy tính, học bổng... cho các em học sinh người Chăm của thành phố mang tên Bác; góp phần giúp các em có thêm điều kiện học tập thành tài, trong đó có em sau này có học vị cao, đóng góp trở lại cho cộng đồng.

Ngày 17-1-2022, được sự đồng ý của ông Trương Hòa Bình và Ban Quản lý "Quỹ Bảo trợ học sinh dân tộc thiểu số, học sinh nghèo", Ban Biên tập Báo Người Lao Động tiếp nhận vai trò quản lý và đổi tên là chương trình "Học bổng hỗ trợ học sinh - sinh viên dân tộc thiểu số, học sinh nghèo". Tính từ đầu năm 2022 đến nay, các nhà hảo tâm, doanh nghiệp đồng hành đã đóng góp số tiền tài trợ gần 17 tỉ đồng.

Phối hợp với Ủy ban MTTQ TP HCM và các đơn vị đồng hành, chương trình "Học bổng hỗ trợ học sinh - sinh viên dân tộc thiểu số, học sinh nghèo" đã trao tặng 1.900 suất học bổng (2 triệu đồng/suất), 7.334 suất hỗ trợ (1 triệu đồng/suất) cùng 900 xe đạp và trao hỗ trợ quỹ khuyến học các địa phương với tổng kinh phí gần 14,7 tỉ đồng tại 60 địa điểm ở hơn 30 tỉnh, thành trên toàn quốc.

Nét đặc biệt là chương trình diễn ra song song với các hoạt động của chương trình "Tự hào cờ Tổ quốc" do Báo Người Lao Động phát động, thực hiện trên toàn quốc. Đồng thời, chương trình còn mở rộng đối tượng, hỗ trợ con chiến sĩ ở các vùng đảo, vùng biên giới, con ngư dân ở đảo xa.

Ông Tô Đình Tuân, Tổng Biên tập Báo Người Lao Động, trao học bổng cho học sinh nghèo huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An ngày 26-4-2023. Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Để đưa những phần quà thiết thực đến đúng đối tượng, các thành viên của Ban Tổ chức chương trình đã không quản ngại khó khăn với những hành trình lên rừng xuống biển để tổ chức những buổi lễ trao tặng ý nghĩa, cảm động.

Nhiều phần quà là xe đạp, suất học bổng, suất hỗ trợ được trao tặng cho các em học sinh tại những địa điểm có ý nghĩa giáo dục, khơi gợi và nhắc nhở lòng yêu nước, như: Cột cờ quốc gia Lũng Cú (huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) - điểm cực Bắc thiêng liêng của Tổ quốc, Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Bờ Y (huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) - cột mốc giữa 3 nước Đông Dương hay Khu Di tích Căn cứ Trung ương Cục miền Nam (huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh)... Bên cạnh niềm vui được nhận quà, học bổng, các em học sinh còn có cơ hội hiểu hơn về truyền thống của quê hương cũng như sự hy sinh của thế hệ đi trước.

Đặc biệt, tháng 9-2022, nhân chuyến thăm của đoàn đại biểu TP HCM đến với chiến sĩ, người dân vùng biển Tây Nam của Tổ quốc, hơn 400 suất học bổng đã được trao tặng cho các em học sinh nghèo vượt khó là con ngư dân ở Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), đảo Nam Du, Thổ Châu (tỉnh Kiên Giang), Hòn Chuối, Hòn Khoai (tỉnh Cà Mau) cùng con các chiến sĩ hải quân, biên phòng đồn trú trên các đảo và nhà giàn DK 1/10 thuộc vùng biển tỉnh Cà Mau.

Ở những nơi địa đầu Tổ quốc ngoài biển khơi, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, các em học sinh và cha mẹ không khỏi rưng rưng xúc động khi nhận những phần quà ý nghĩa từ chương trình. "Ba mẹ em làm nghề đánh cá chỉ đủ ăn, nhiều lúc thiếu tiền lo cho việc học của em. Với phần học bổng này, em có thể mua thêm sách vở, đồ dùng học tập" - em Nguyễn Văn Thanh, học sinh Trường TH-THCS Thổ Châu (huyện đảo Thổ Châu, tỉnh Kiên Giang), tâm sự.

Hai năm chưa phải là khoảng thời gian dài nhưng những hoạt động ý nghĩa của chương trình "Học bổng hỗ trợ học sinh - sinh viên dân tộc thiểu số, học sinh nghèo" đã trở thành nguồn động viên lớn, góp phần thiết thực giúp các em học sinh, sinh viên có thêm động lực trên hành trình học tập và trưởng thành. Hơn thế, chương trình còn thể hiện trách nhiệm và tình cảm của những người làm báo đối với thế hệ tương lai của đất nước.

Tri ân sự đồng hành của nhà hảo tâm, doanh nghiệp

Trong quá trình thực hiện chương trình "Học bổng hỗ trợ học sinh - sinh viên dân tộc thiểu số, học sinh nghèo", Báo Người Lao Động đã nhận được sự phối hợp tích cực của Ủy ban MTTQ TP HCM cũng như các ngành chức năng, các địa phương. Đặc biệt, chương trình luôn nhận được sự đồng hành, đóng góp quý báu của nhiều nhà hảo tâm, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp.

Cảm động nhất là trong giai đoạn đại dịch COVID-19 bùng phát, không ít doanh nghiệp dù phải vật lộn với hàng loạt khó khăn bủa vây song vẫn dành thời gian và nguồn lực để tham gia, ủng hộ chương trình. Những suất học bổng tuy giá trị không thật lớn nhưng chất chứa nhiều tình cảm của nhà hảo tâm và bạn đọc gửi đến các em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Chương trình ấm áp nghĩa tình này vẫn đang tiếp tục được thực hiện với quy mô và tầm vóc mới.

. Bà NGUYỄN KIM LOAN, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương:

Mong thêm nhiều hoạt động nhân văn, ý nghĩa

50 suất học bổng từ chương trình "Học bổng hỗ trợ học sinh - sinh viên dân tộc thiểu số, học sinh nghèo" được Báo Người Lao Động trao tặng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại chương trình "Tết sum vầy - Xuân sẻ chia" do LĐLĐ tỉnh Bình Dương tổ chức cho anh chị em công nhân là món quà vô cùng ý nghĩa trong dịp Tết đến, xuân về.

Để những suất học bổng đến đúng đối tượng, chúng tôi đã rà soát trên toàn địa bàn, trong đó tập trung vào con em công nhân có hoàn cảnh khó khăn, người dân tộc thiểu số và trẻ em mồ côi do đại dịch COVID-19. Các em được nhận học bổng đều có hoàn cảnh hết sức khó khăn nhưng luôn nỗ lực học tập. Chúng tôi hy vọng Báo Người Lao Động tiếp tục có những hoạt động ý nghĩa, nhân văn góp phần hỗ trợ con em người lao động đang gặp khó khăn trên địa bàn tỉnh.

. Bà LÊ THỊ HƯƠNG, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị:

Nguồn động lực lớn cho học sinh khó khăn

Quảng Trị là mảnh đất chịu nhiều gian khó nhưng con người nơi đây có truyền thống hiếu học. Để hỗ trợ các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các hoạt động khuyến học trên địa phương được tổ chức ngày càng sâu rộng và hiệu quả.

Thời gian qua, chương trình "Học bổng hỗ trợ học sinh - sinh viên dân tộc thiểu số, học sinh nghèo" đã trao tặng nhiều suất học bổng cho học sinh khó khăn trên địa bàn tỉnh. Đây là nguồn động lực lớn, là sự hỗ trợ về cả vật chất lẫn tinh thần để các em học sinh vượt qua khó khăn, vươn lên học tập tốt, trở thành những con người có ích cho xã hội, quê hương và gia đình.

Chúng tôi rất kỳ vọng trong thời gian tới, Báo Người Lao Động tiếp tục đồng hành, quan tâm, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn để chắp cánh ước mơ cho các em trên con đường tích lũy tri thức, lập thân, lập nghiệp.

Tối 3-11, tại TP HCM đã diễn ra chương trình Giao lưu học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số tiêu biểu các trường Văn hóa, Thể thao và Du lịch khu vực phía Nam lần thứ VIII, năm 2023.

Sự kiện do Văn phòng - Vụ Đào tạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Trường Đại học Thể dục thể thao TP HCM tổ chức.

PGS-TS Tạ Quang Đông, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, phát biểu khai mạc chương trình

Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 300 học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số đến từ 12 cơ sở đào tạo của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại khu vực phía Nam.

Tại chương trình, bà Trương Mỹ Hoa - nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ học bổng Vừ A Dính, đã trao 28 suất học bổng cho 28 học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số tiêu biểu.

Bà Trương Mỹ Hoa trao học bổng cho các học sinh, sinh viên

Ông Tô Đình Tuân, Tổng Biên tập Báo Người Lao Động, đã trao 28 suất học bổng cho 28 học sinh, sinh viên tiêu biểu, là dân tộc thiểu số và có hoàn cảnh khó khăn. Mỗi suất học bổng trị giá 2 triệu đồng, được trích từ chương trình "Học bổng hỗ trợ học sinh - sinh viên dân tộc thiểu số, học sinh nghèo" do Báo Người Lao Động quản lý, điều hành.

Ông Tô Đình Tuân (bìa trái) trao bảng tượng trưng 28 suất học bổng cho đại diện ban tổ chức chương trình giao lưu

Nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn, Tổng Giám đốc Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam, trao 56 phần quà cho 56 học sinh, sinh viên tiêu biểu.

Chương trình "Học bổng hỗ trợ học sinh - sinh viên dân tộc thiểu số, học sinh nghèo" do Báo Người Lao Động quản lý, điều hành trao 28 suất học bổng cho 28 học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số tiêu biểu

Phát biểu tại chương trình, PGS-TS Tạ Quang Đông, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cho biết chương trình giao lưu là không gian rất bổ ích để các học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số được giao lưu, học hỏi, chia sẻ, hiểu biết sâu hơn về truyền thống văn hóa của chính dân tộc mình và các dân tộc bạn.

Qua đó, khơi dậy trong các em lòng yêu nước, khát vọng cống hiến, biết trân trọng, gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam thống nhất trong đa dạng.

Biểu diễn các tiết mục văn nghệ mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc

Video thông tin chương trình Giao lưu học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số tiêu biểu các trường Văn hóa, Thể thao và Du lịch khu vực phía Nam lần thứ VIII, năm 2023. Nguồn: BTC

Thứ trưởng cũng nhấn mạnh Đảng, Nhà nước và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch luôn dành sự quan tâm rất đặc biệt cho đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có học sinh, sinh viên nói.

Ông nhắn nhủ các em hãy nỗ lực hết mình trong học tập và tu dưỡng; không ngừng bồi đắp những nguồn tri thức mới của nhân loại; tích tụ nhiều hơn nữa những tri thức về lịch sử dân tộc, truyền thống quê hương, đạo lý làm người; chủ động tham gia các phong trào của Đoàn, của Hội tổ chức để từng bước hoàn thiện mình, trở thành những sinh viên vừa có trí tuệ, vừa có sức khỏe, tâm trong, trí sáng, hoài bão lớn.

Chương trình Giao lưu học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số tiêu biểu các trường Văn hóa, Thể thao và Du lịch khu vực phía Nam là hoạt động thường niên hằng năm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo và giao Văn phòng Bộ chủ trì phối hợp Vụ đào tạo và các Nhà trường luân phiên tổ chức.

Chương trình giao lưu năm nay diễn ra trong 2 ngày 2 và 3-11 tại Trường Đại học Thể dục thể thao TP HCM. Chương trình có nhiều hoạt động như Tọa đàm học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số tiêu biểu "dưỡng tâm trong, rèn trí sáng, xây hoài bão lớn"; giao lưu văn nghệ; thi đấu thể thao; đốt lửa trại...

- Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012 và Luật số 34/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; sau đây gọi chung là Luật Giáo dục đại học.

- Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học.

- Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

- Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các cơ sở giáo dục đại học.

Căn cứ vào Điều 59 của Luật Giáo dục đại học thì người học là người đang học tập và nghiên cứu khoa học tại các cơ sở giáo dục đại học, bao gồm:

Người học là người đang học tập và nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục đại học, gồm sinh viên của chương trình đào tạo đại học; học viên của chương trình đào tạo thạc sĩ; nghiên cứu sinh của chương trình đào tạo tiến sĩ.”

Chương trình đào tạo là một hệ thống các hoạt động giáo dục, đào tạo được thiết kế và tổ chức thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu đào tạo, hướng tới cấp một văn bằng giáo dục đại học cho người học. Chương trình đào tạo bao gồm mục tiêu, khối lượng kiến thức, cấu trúc, nội dung, phương pháp và hình thức đánh giá đối với môn học, ngành học, trình độ đào tạo, chuẩn đầu ra phù hợp với Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Căn cứ vào Điều 60 của Luật Giáo dục đại học nhiệm vụ và quyền của người học tại các cơ sở giáo dục đại học như sau:

- Học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện theo quy định.

- Tôn trọng giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức và nhân viên của cơ sở giáo dục đại học; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và rèn luyện.

- Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh, trật tự, phòng, chống tiêu cực, gian lận trong học tập và thi cử, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội.

- Được tôn trọng và đối xử bình đẳng, không phân biệt đối xử về giới, dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân; được định hướng nghề nghiệp và cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện.

- Được bảo đảm điều kiện học tập, tham gia hoạt động khoa học, công nghệ và khởi nghiệp, hoạt động rèn luyện kỹ năng hoàn thiện bản thân, tham gia hoạt động đoàn thể, hoạt động vì cộng đồng và hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao.

- Đóng góp ý kiến, tham gia quản lý và giám sát hoạt động giáo dục và các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục.

- Được hưởng chính sách đối với người học thuộc đối tượng hưởng ưu tiên và chính sách xã hội.

- Nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo từng thời kỳ.

- Thi đỗ vào đại học, cao đẳng hệ chính quy tại các cơ sở giáo dục đại học tại năm tham dự tuyển sinh theo đúng quy định của cơ quan Nhà nước, bao gồm các cơ sở giáo dục đại học đó là: đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng.

Không áp dụng đối với sinh viên: Cử tuyển, các đối tượng chính sách được xét tuyên, đào tạo theo địa chỉ, đào tạo liên thông, văn bằng hai và học đại học, cao đẳng sau khi hoàn thành chương trình dự bị đại học.

- Mức hỗ trợ chi phí học tập bằng 60% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 10 tháng/ năm học/ sinh viên.

- Số năm được hưởng hỗ trợ chi phí học tập theo thời gian đào tạo chính thức.

Lưu ý: Sinh viên đồng thời là đối tượng được nhận: Học bổng chính sách; Trợ cấp xã hội; Trợ cấp ưu đãi; Hỗ trợ chi phí học tập thì chỉ được hưởng một chế độ với mức trợ cấp cao nhất và phần thưởng khuyến khích học tập (nếu có đủ điều kiện).

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ được quy định tại Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Kiểm tra, đánh giá, tổng hợp tình hình thực hiện chính sách, hằng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

- Bố trí kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ cho sinh viên trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm theo phân cấp quản lý hiện hành.

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan kiểm tra việc sử dụng kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ.

3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Bộ, ngành liên quan:

Theo thẩm quyền được giao có trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ cho sinh viên thuộc diện nhận hỗ trợ chi phí học tập nêu trên.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Giáo dục đại học