Phim Đội Đặc Chủng
Binh chủng Đặc công là binh chủng chiến đấu đặc biệt tinh nhuệ của Quân đội nhân dân Việt Nam, do Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam trực tiếp quản lý và chỉ đạo. Binh chủng Đặc công có nhiệm vụ tập trung nghiên cứu, tham mưu cho Bộ Quốc phòng Việt Nam xây dựng và phát triển các lực lượng Đặc công theo hướng tinh - gọn - chất lượng cao. Đây là một lực lượng đặc biệt tinh nhuệ, quân nhân được tổ chức, trang bị và huấn luyện đặc biệt, có phương pháp tác chiến linh hoạt, táo bạo, bất ngờ, thường dùng để tập kích bất ngờ vào các mục tiêu hiểm yếu nằm sâu trong đội hình chiến đấu, bố trí chiến dịch và hậu phương của địch.
Các đại biểu dự buổi gặp mặt kỷ niệm 57 năm Ngày truyền thống Binh chủng Đặc công.
Binh chủng Đặc công đã vinh dự được Đảng, Nhà nước 2 lần phong tặng Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và 16 chữ vàng truyền thống "Đặc biệt tinh nhuệ - Anh dũng tuyệt vời, Mưu trí táo bạo - Đánh hiểm thắng lớn"; 1 Huân chương Sao vàng, 1 Huân chương Hồ Chí Minh, 1 Huân chương Độc lập hạng Nhất, 4 Huân chương Quân công hạng Nhất; Bộ đội Đặc công đã có 105 tập thể, 227 cá nhân được tuyên dương danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân…
Phát biểu tại buổi lễ, Đại tá Nguyễn Quốc Duẩn, Chính ủy Binh chủng Đặc công nhấn mạnh: “Có được thành tích xuất sắc, những phần thưởng cao quý và truyền thống vẻ vang đó là do có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà thường xuyên, trực tiếp là Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng; sự giúp đỡ, đùm bọc, chở che của cấp ủy đảng, chính quyền, nhân dân các địa phương, các cơ sở cách mạng, các cơ quan, đơn vị và bạn bè quốc tế; là công lao to lớn của các anh hùng liệt sĩ, các đồng chí thương binh, bệnh binh, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ đặc công đã không tiếc máu xương, trí tuệ hiến dâng cho sự trưởng thành và phát triển của Binh chủng”.
Đánh giá năm 2024 là năm có nhiều sự kiện chính trị trọng đại của đất nước, Quân đội, là điều kiện, thời cơ thuận lợi để Binh chủng làm đậm nét hơn nữa hình ảnh của Bộ đội Đặc công trên các phương tiện thông tin đại chúng, Thiếu tướng Hoàng Minh Sơn, Tư lệnh Binh chủng Đặc công cho hay: “Bộ tư lệnh Binh chủng Đặc công luôn coi công tác truyền thông là một nội dung quan trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo để đưa hình ảnh Bộ đội Đặc công tiếp tục được lan tỏa sâu rộng, được cấp ủy, chính quyền và nhân dân cả nước biết đến với những cống hiến quan trọng, những tấm gương chiến đấu đặc biệt mưu trí, dũng cảm của lớp lớp cán bộ, chiến sĩ Binh chủng Đặc công trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, làm nghĩa vụ quốc tế và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Qua đó, thấu hiểu và chia sẻ những khó khăn với cán bộ, chiến sĩ Binh chủng Đặc công, để Binh chủng luôn nhận được sự tin yêu tuyệt đối, sự đùm bọc, chở che nghĩa tình của các tầng lớp nhân dân”.
Thời gian tới, theo Thiếu tướng Hoàng Minh Sơn, Binh chủng Đặc công sẽ đẩy mạnh phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí trong và ngoài Quân đội nhằm triển khai tuyên truyền, giới thiệu đậm nét về Bộ đội Đặc công trên các phương tiện thông tin đại chúng.
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc phòng an ninh xem các tin, bài liên quan.
Cảnh sát đặc nhiệm (tiếng Anh: Courage, Loyalty, Integrity, Fairness (viết tắt C.L.I.F.); tiếng Trung: 警徽天職) là phần 1 của loạt phim truyền hình về thủ tục cảnh sát C.L.I.F do Mediacorp sản xuất năm 2011 với sự hợp tác của Lực lượng Cảnh sát Singapore.[1] Phim gồm 20 tập với sự tham gia của các diễn viên chính Trịnh Bân Huy, Thích Ngọc Vũ, Bạch Vi Tú, Đồng Băng Ngọc, Huỳnh Tuấn Hùng và Lý Mỹ Linh cùng đông đảo dàn diễn viên phụ phát sóng từ ngày 31 tháng 5 đến ngày 27 tháng 6 năm 2011 trên Channel 8.[2]
C.L.I.F. lấy Hội nghị thượng đỉnh an ninh quốc tế sắp diễn ra để làm bối cảnh xuyên suốt 20 tập phim. Bộ phim với nhiều vụ án lớn nhỏ đan xen công việc và cuộc sống của các cảnh sát.
Mở đầu bộ phim, Bộ trưởng Ngoại giao tiếp một phái đoàn đến viếng thăm và họp mặt tại một câu lạc bộ gôn. Một thùng rác ở bãi đậu xe ngoài trời bất ngờ phát nổ và bốc khói nghi ngút, hai cảnh sát của đồn cảnh sát địa phương là Trương Quý Tường và Hàn Hiểu Dương đã chứng kiến vụ việc khi đang tuần tra.
Cùng lúc đó, nhiều công nhân tụ tập bên ngoài tòa nhà thương mại hô khẩu hiệu đòi tăng lương thu hút nhiều sự chú ý và ngày càng nhiều người tham gia. Điều tra viên Đường Diệu Giai và Liêu Tâm Di lập tức đến và cố gắng xoa dịu tình hình. Lúc này, một tên cầm đầu bất ngờ hô to khẩu hiệu chống đối, gây náo loạn. Đường Diệu Giai nghi ngờ một người đàn ông là Mã Gia Toàn đã lợi dụng tình trạng bất ổn của người lao động để tổ chức cuộc biểu tình.
Trên một hòn đảo nhỏ cách đó hàng trăm km, Bộ phận Cảnh sát biển nhận được tin báo của người dân địa phương khi nghe thấy có tiếng nổ lạ. Chỉ huy tàu tuần tra Chương Sầm Lâm cùng các đồng nghiệp đến hòn đảo để kiểm tả; họ tìm thấy một số mảnh vỡ bom còn sót lại sau vụ nổ trong rừng trên đảo; Chương Sầm Lâm nghi ngờ có ai đó đang tiến hành thử nghiệm bom.
Chung Dịch Đạt của Phòng Điều tra Đặc biệt đến bên ngoài câu lạc bộ để điều tra, từ chất nổ được tìm thấy tại hiện trường nên biết được uy lực của quả bom không lớn. Vì ngoại trưởng của nhiều quốc gia khác nhau tụ tập trong câu lạc bộ vào thời điểm đó, nên không thể loại trừ khả năng mục tiêu của bọn tội phạm là các quan chức.
Ngay sau đó, một đoạn video đã được đăng tải trên mạng quay lại cảnh một người đàn ông đeo mặt nạ bị trói, gần đó có một quả bom hẹn giờ, chủ nhân đoạn video đưa ra thời hạn thách thức cảnh sát giải cứu nạn nhân.
Những người đứng sau âm mưu này là ai? Họ có liên hệ với những kẻ khủng bố quốc tế không? Hay một nhóm người quá khích bất mãn chính quyền lợi dụng tình hình để làm loạn nhằm gây khó xử cho chính phủ trong lần giao lưu quốc tế này? Lực lượng Cảnh sát Singapore phải tìm ra sự thật trước khi quả bom phát nổ.
Đội trưởng đội B tại Phòng Điều tra Đặc biệt (SIS) thuộc Bộ phận Cảnh sát Trung tâm của Cục Điều tra hình sự (CID).
Anh được đồng nghiệp kính trọng và từng công tác tại Bộ phận Cảnh sát Biển và Bộ Tư lệnh An ninh.
Năm 9 tuổi, cha anh tự tử sau một thất bại trong kinh doanh. Anh cùng với mẹ được một cảnh sát và cũng là một người bạn tốt của cha anh chăm sóc, nhờ đó đã tác động đến việc lựa chọn nghề nghiệp của anh.
Cảnh sát điều tra cao cấp tại Đơn vị Điều tra Hình sự (HI) thuộc Bộ phận Cảnh sát Tanglin.
Mồ côi cha mẹ từ năm 7 tuổi, anh mất cha mẹ trong một vụ tai nạn xe cộ và có một người anh trai nhưng không mấy thân thiết. Bên trong vẻ ngoài lạnh lùng, xa cách của anh là một trái tim nhân hậu và sự cống hiến hết mình để đưa tội phạm ra trước công lý, giúp đỡ những người vô tội, bị áp bức.
Cảnh sát điều tra cao cấp tại HI, đồng nghiệp thường phối hợp với Đường Diệu Giai trong chi cục điều tra.
Cô xuất thân từ một gia đình có hôn nhân tan vỡ và sống gần gũi với ông bà, họ đã nuôi dạy cô nên người. Cô có tính cách hoạt bát năng động và dễ gần.
Từng là cảnh sát cấp cao chỉ huy tàu tuần tra tại Bộ phận Cảnh sát Biển (PCG) trước khi chuyển đến SIS.
Cô có nhiều cống hiến và tham vọng, quyết tâm ghi dấu ấn của mình trong một nghề nghiệp do nam giới thống trị.
Cảnh sát tại đồn khu vực Kampong Java thuộc Bộ phận Cảnh sát Tanglin.
Dù có cái nhìn bi quan và cách làm việc có phần thiếu sáng suốt nhưng anh thực sự là người có năng lực và trí thông minh, đồng thời có tinh thần trách nhiệm và sự tận tâm cao. Do xuất thân từ tầng lớp lao động và lớn lên trong khu vực có nhiều tội phạm, anh có định kiến với tầng lớp thượng lưu giàu có.
Cô là cảnh sát mới vào nghề được phân công làm đồng nghiệp cùng khu vực với Trương Quý Tường, có khao khát được làm việc trong CID.
Do mới vào nghề và ham học hỏi mọi thứ, cô khó chịu trước sự bi quan của Trương Quý Tường. Cô xuất thân từ một gia đình giàu có, bị buộc phải học kinh doanh ở trường đại học để có thể tiếp quản công việc kinh doanh của gia đình. Cô bỏ học đại học khiến cha mẹ cô thất vọng và rồi cô gia nhập lực lượng cảnh sát.
Để tạo ra tính chân thực cho bộ phim, các diễn viên chính đã phải trải qua một khóa đào tạo về công việc và nghiệp vụ cảnh sát do Bộ Chỉ huy Huấn luyện (TRACOM) tiến hành tại HTA. Các cảnh hầu hết được quay tại các địa điểm ngoài trời ở nhiều khu vực khác nhau của Singapore và các cơ sở cảnh sát như Bộ phận Cảnh sát Tanglin và Khu phức hợp Cảnh sát.
C.L.I.F. là bộ phim truyền hình được xem nhiều thứ 2 trong năm 2011 với lượng người xem trung bình là 924000, tập cuối đã thu hút hơn 1041000 lượt xem.[3] Bộ phim có số lượt streams trung bình mỗi tập cao nhất cho một kênh truyền hình Catch-Up của MediaCorp trên xinmsn với khoảng 47844 lượt.
Bộ phim nhận được phản hồi tích cực vì đã miêu tả chân thực về quá trình đấu tranh tìm kiếm sự thật cùng với những trở ngại mà các sĩ quan cảnh sát và gia đình họ phải đối mặt, mang lại cái nhìn khách quan hơn cho khán giả về công việc của những người thực hiện công lý, do trước đây hầu hết các phim về thủ tục cảnh sát của MediaCorp chủ yếu tập trung vào các cảnh hành động hoặc hài. Để đáp lại tình cảm của khán giả, MediaCorp tiếp tục hợp tác với Lực lượng Cảnh sát Singapore sản xuất phần thứ hai, hầu hết dàn diễn viên đều được giữ lại và quá trình quay phim bắt đầu vào cuối tháng 9.[4] Trước khi quay, đoàn phim đã xác nhận Trịnh Bân Huy và Lý Mỹ Linh sẽ không tiếp tục đóng phần 2, đồng thời sẽ có thêm sự tham gia của Thụy Ân, Phương Triển Phát và Lý Nam Tinh trong vai trò các nhân vật mới. C.L.I.F. 2 sẽ ra mắt vào tháng 2 năm 2013.[5]
Đến thời điểm hiện tại, loạt phim có 5 phần, mỗi phần nói về những bộ phận cảnh sát khác nhau như Cảnh sát giao thông, Cục điều tra hình sự, Phòng thương mại, Đơn vị kiểm soát cộng đồng, Lực lượng cảnh sát bảo vệ bờ biển,...
Một loạt phim tương tự là Vệ quốc tiên phong gồm 2 phần phát sóng lần lượt vào năm 2017 và 2022. Loạt phim được sản xuất nhằm kỷ niệm 50 năm và 55 năm thực hiện chính sách Nghĩa vụ quân sự quốc gia của Singapore (NS) với sự tài trợ và hợp tác bởi Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ.