Nhổ Răng Giảm Tuổi Thọ
Niềng răng và implant ở Canada giá bao nhiêu? ở đâu? Thời gian qua có nhiều bạn hỏi về chi phí khám chữa răng và tìm phòng khám răng tại Canada , topic xin tổng hợp các câu hỏi và chia sẻ của các bạn đang ở đây.
"Giờ làm việc tốp đầu thế giới"
* Thưa ông, vì sao Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam (tổng liên đoàn) đề xuất giảm giờ làm vào thời điểm này?
- Đây là xu thế tiến bộ tại nhiều nước trên thế giới. Đề xuất giảm giờ làm chính thức trong tuần nhằm hướng tới các mục tiêu cải thiện năng suất lao động, giảm thâm dụng lao động, bảo vệ tối đa lợi ích của người lao động, giúp họ có cuộc sống tốt hơn.
Đề xuất này được chúng tôi đưa ra lần đầu khi sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động 2019. Thực tế ở Việt Nam giờ làm việc chính thức trong tuần rất cao, khoảng 48 giờ/tuần. Khi sửa đổi Bộ luật Lao động, chúng tôi đã tham khảo số liệu của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho thấy trong 154 nước được khảo sát, chúng ta thuộc nhóm nước có thời giờ làm việc tốp đầu thế giới.
Hầu hết các nước hiện làm dưới 48 giờ/tuần, nhiều nước có điều kiện kinh tế làm chỉ 40 giờ/tuần hoặc dưới 40 giờ/tuần.
Hơn nữa, đang có sự chênh lệch giữa khu vực công và tư. Hầu hết công nhân, viên chức, lao động nhà nước đang làm việc 40 giờ/tuần (theo quyết định 188 năm 1999), trong khi các doanh nghiệp tư nhân lại làm việc 48 giờ/tuần.
Vì thế khi tham gia xây dựng dự thảo Bộ luật Lao động 2019, chúng tôi đã đề xuất giảm giờ làm xuống 44 giờ/tuần, tiến tới giảm xuống 40 giờ/tuần. Nhưng khi thảo luận nội dung dự thảo Quốc hội thấy rằng với điều kiện kinh tế - xã hội năm 2019 việc giảm giờ làm sẽ ảnh hưởng đến hàng hóa xuất nhập khẩu, đơn hàng của doanh nghiệp.
Thế nên Quốc hội đã quyết định giữ nguyên quy định thời gian làm việc của người lao động không quá 48 giờ/tuần, đồng thời khuyến khích chủ sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.
Sau này, Quốc hội đã ban hành nghị quyết 101 giao Chính phủ căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội nghiên cứu, đề xuất giảm giờ làm việc của mỗi lao động xuống dưới 48 giờ/tuần, báo cáo Quốc hội quyết định vào thời điểm phù hợp.
Nguyện vọng xuyên suốt của người lao động từ khi có Bộ luật Lao động đến nay luôn mong được giảm giờ làm. Nhưng trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát những năm qua khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, do đó chúng tôi chưa đề xuất giảm giờ làm.
Và đến thời điểm này, chúng tôi cho rằng Chính phủ nên nghiên cứu thực hiện nghị quyết 101 của Quốc hội.
* Vậy lợi ích người lao động nhận được khi thực hiện giảm giờ làm là gì, giảm giờ làm có làm giảm thu nhập của người lao động không?
- Chúng tôi đề xuất giảm giờ làm trên tinh thần thu nhập không giảm. Từ năm 1935, ILO đã thông qua Công ước 47 khuyến khích giảm giờ làm việc xuống 40 giờ/tuần đối với khu vực công nghiệp.
Tổ chức này khuyến khích các quốc gia, doanh nghiệp tìm mọi biện pháp để giảm giờ làm xuống 40 giờ/tuần. Nhưng giảm giờ làm phải đi kèm với điều kiện sống không thay đổi, chứ không phải như nhiều người hay nghĩ giảm giờ làm thì giảm lương.
Khi giảm giờ làm người lao động sẽ có thêm thời gian nghỉ ngơi, học tập, chăm sóc gia đình, tham gia các hoạt động xã hội. Họ có điều kiện thụ hưởng các thành quả lao động cùng với sự phát triển đất nước.
Đối với doanh nghiệp, người sử dụng lao động rõ ràng có áp lực từ giảm giờ làm. Đó là sức ép giảm doanh thu, lợi nhuận và khó khăn trong thực hiện các đơn hàng.
Nhưng cũng cần nhìn nhận khi giảm giờ làm, người lao động có điều kiện nâng cao kỹ năng, tay nghề, trình độ, tái tạo sức lao động, từ đó quay lại làm việc cho doanh nghiệp tốt hơn với thái độ tích cực, gắn bó với doanh nghiệp hơn.
Mặt khác, nếu người lao động không nhảy việc, gắn bó lâu dài thì doanh nghiệp cũng giảm được chi phí.
Kết quả khảo sát của chúng tôi tại các doanh nghiệp có thời gian làm việc nhiều, thu nhập thấp cho thấy tình trạng nhảy việc rất nhiều, người sử dụng lao động phải tuyển dụng mới, đào tạo lại rất tốn kém.
Công nhân làm việc trong một nhà máy có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) tại Khu công nghiệp Đông Mai (Quảng Ninh) - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Các nước quy định giờ làm việc ra sao?
Tại Thái Lan, Đạo luật bảo hộ lao động (LPA) 1998 là một phần không thể thiếu của luật lao động, quy định số giờ làm việc tối đa của người lao động không vượt quá 8 giờ/ngày, tương đương 48 giờ/tuần.
Quy định này áp dụng cho một tuần làm việc tiêu chuẩn gồm sáu ngày (từ thứ hai đến thứ bảy). LPA cũng quy định số giờ làm việc cụ thể với một số ngành nghề đặc thù, có tính rủi ro cao không vượt quá 7 giờ/ngày, tương đương 42 giờ/tuần.
Singapore cũng ban hành quy định cụ thể về số giờ làm việc cho người lao động. Hầu hết các hợp đồng lao động tại nước này đều quy định giờ làm việc tiêu chuẩn là 44 giờ/tuần.
Nhiều doanh nghiệp áp dụng làm việc 40 giờ/tuần
* Lộ trình kéo giảm giờ làm chính thức sẽ thế nào, ông có nghĩ đến việc nhiều doanh nghiệp sẽ không ủng hộ?
- Hiện Nhà nước khuyến khích thực hiện tuần làm việc 40 giờ và nhiều doanh nghiệp đã áp dụng làm việc 40 giờ/tuần. Các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam đã làm việc 44 giờ/tuần từ lâu rồi. Và nhiều doanh nghiệp nhà nước cũng đang làm việc 40 giờ/tuần.
Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam cũng xác định một trong các khâu đột phá là tập trung thương lượng tiền lương, điều kiện lao động, thời gian làm việc. Khi luật chưa sửa, chúng tôi vẫn yêu cầu các cấp công đoàn tập trung thương lượng và nhiều doanh nghiệp đã giảm giờ làm.
Còn việc giảm giờ làm chính thức trong tuần phụ thuộc nhiều yếu tố, điều kiện kinh tế - xã hội. Tôi cho rằng cấp có thẩm quyền cần đặt ra các mốc, lộ trình giảm giờ làm chính thức gắn liền với sự phát triển.
Chúng ta cần kéo giảm giờ làm chính thức trước mắt xuống 44 giờ/tuần, khi điều kiện kinh tế khá giả hơn thì tiến tới giảm tiếp xuống 40 giờ/tuần.
* Chủ trương giảm giờ làm nhưng thu nhập không giảm nghe rất hay, xin ông cho biết khi đề xuất chính sách này tổng liên đoàn có đưa ra những giải pháp gì để chủ trương này không là khẩu hiệu?
- Giờ làm việc và thu nhập luôn gắn bó với nhau. Đối với nhóm doanh nghiệp trả lương theo thời gian, theo tháng khi giảm giờ làm người lao động vẫn giữ được quyền lợi như cũ. Tức người lao động làm việc 48 giờ/tuần, nay giảm xuống 44 giờ/tuần lương tháng vẫn không thay đổi.
Đề xuất giảm giờ làm chính thức trong tuần sẽ tác động lớn đến những doanh nghiệp trả lương theo chế độ khoán sản phẩm. Giảm giờ làm gắn liền với xác định định mức lao động, đây là vấn đề kỹ thuật.
Lâu nay định mức lao động do người sử dụng lao động quyết định, tất nhiên có sự tham gia của tổ chức công đoàn để xác định định mức lao động phù hợp.
Theo quy định hiện nay, người lao động làm việc 48 giờ/tuần, nếu làm thêm giờ trong ngày thường sẽ được hưởng 150% thu nhập, làm thêm ngày nghỉ trong tuần được hưởng 200% thu nhập, ngày lễ Tết được hưởng 300% thu nhập.
Nhưng cũng có những doanh nghiệp đang quy định định mức lao động quá cao, người lao động làm hết 8 tiếng vẫn chưa đạt được định mức để hưởng đủ thu nhập theo thỏa thuận, vì vậy người lao động phải làm thêm giờ để được hưởng lương.
Khi giảm giờ làm, doanh nghiệp phải tính toán, bố trí lại sản xuất. Giảm giờ làm phải đồng nghĩa với giảm khối lượng công việc, vì thế doanh nghiệp phải áp dụng các biện pháp bù đắp.
Họ buộc phải đổi mới công nghệ, thiết bị, máy móc hiện đại và áp dụng biện pháp quản lý, quản trị lao động, sản xuất khoa học, hợp lý. Có thể thấy giảm giờ làm ở góc độ nào đó cũng thúc đẩy doanh nghiệp phát triển theo hướng bền vững hơn.
Công nhân làm việc tại Khu công nghiệp Vĩnh Lộc (TP.HCM) đi chợ lề đường sau giờ tan ca - Ảnh: TỰ TRUNG