Lý Do Tuyển Dụng Lao Động Nước Ngoài
“GMAS đã hỗ trợ mình rất tận tâm trong quá trình mình sang Nhật làm việc. Cho đến khi về nước, mình vẫn được các bạn hỗ trợ thêm về việc làm với thu nhập ổn định. Rất muốn được giới thiệu đến bạn bè để cùng biết đến.”
Điều kiện để doanh nghiệp tuyển dụng người nước ngoài
Sự đa dạng văn hóa và ngôn ngữ cũng đóng vai trò quan trọng trong quyết định tuyển dụng người nước ngoài. Một đội ngũ làm việc đa văn hóa không chỉ tạo ra môi trường làm việc đa dạng mà còn giúp doanh nghiệp nắm bắt được khía cạnh toàn cầu của thị trường. Khả năng giao tiếp hiệu quả trong môi trường quốc tế và sự hiểu biết về văn hóa cụ thể có thể làm tăng cường khả năng làm việc đội nhóm và mở rộng mối quan hệ kinh doanh quốc tế.
Doanh nghiệp có thể chọn tuyển dụng lao động nước ngoài để điền vào lỗ hổng kỹ năng hoặc nhu cầu công việc cụ thể mà họ không thể đáp ứng bằng nguồn nhân lực nội địa. Điều này có thể xuất phát từ sự thiếu hụt nguồn nhân lực có chuyên môn hoặc từ nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh quốc tế. Việc có nguồn lao động có chất lượng cao từ nước ngoài giúp doanh nghiệp giải quyết những thách thức này một cách hiệu quả và linh hoạt.
Pháp luật Việt Nam yêu cầu doanh nghiệp muốn tuyển dụng lao động nước ngoài sẽ phải đáp ứng các điều kiện then chốt như sau:
Về phía người lao động nước ngoài, người lao động nước ngoài muốn làm việc ở Việt Nam cũng phải đáp ứng các điều kiện nhất định bao gồm:
Quy trình tuyển dụng lao động là người nước ngoài
Bước 1: Trong thời gian ít nhất 15 ngày kể từ ngày dự kiến báo cáo giải trình, doanh nghiệp đăng tin tuyển dụng người lao động Việt Nam vào các vị trí dự kiến tuyển dụng người lao động nước ngoài trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Cục Việc làm) hoặc Cổng thông tin điện tử của Trung tâm dịch vụ việc làm nơi người LĐNN dự kiến làm việc. Nếu không tuyển được người Việt Nam thì chuyển qua bước 2.
Bước 2: Nộp hồ sơ Xin chấp thuận vị trí
Nộp Mẫu 1/PLI Nghị định 70/2023/NĐ-CP nếu xin mới hoặc Mẫu 2/PLI nếu xin điều chỉnh tới Sở Lao động Thương Binh và Xã Hội.
Bước 3: Khi đã được chấp thuận vị trí trên, doanh nghiệp gửi bộ hồ sơ để xin giấy phép lao động cho người nước ngoài gồm:
Bước 4: Sở Lao động Thương Binh và Xã Hội tiếp nhận, xem xét hồ sơ, và ra quyết định chấp thuận, yêu cầu bổ sung hoặc từ chối.
Để được tư vấn cụ thể xin quý khách hàng vui lòng liên hệ Công ty luật Siglaw:
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.
Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.
Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw
Thông tin từ Cục Quản lý Lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, người lao động sang Đài Loan làm việc được mua bảo hiểm Covid-19.
Nhật Bản – Cục Quản lý lao động ngoài nước là đơn vị thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, được thành lập ngày 03/01/1980 (theo Quyết định số 04/CP ngày 03/01/1980 của Hội đồng Chính phủ về việc thành lập Cục Hợp tác quốc tế về lao động trực thuộc Bộ Lao động – nay được gọi là Cục Quản lý lao động ngoài nước.
Cục Quản lý lao động ngoài nước có trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Chức năng, nhiệm vụ của Cục Quản lý Lao động Ngoài nước:
Điều 1. Cục Quản lý lao động ngoài nước là đơn vị thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định của pháp luật.
Cục Quản lý lao động ngoài nước có tên giao dịch quốc tế là Department of Overseas Labour, viết tắt là DOLAB.
Điều 2. Cục Quản lý lao động ngoài nước có nhiệm vụ:
1. Nghiên cứu, xây dựng trình Bộ:
a) Các dự án luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
b) Chiến lược, chương trình, kế hoạch dài hạn và hàng năm, dự án, đề án về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; cơ chế, chính sách đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
c) Các văn bản thỏa thuận, nội dung đàm phán về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng giữa Việt Nam với các nước, vùng lãnh thổ và các tổ chức quốc tế.
d) Tiêu chuẩn, quy trình, quy chuẩn, định mức kinh tế- kỹ thuật đối với hoạt động tổ chức cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực được giao.
2. Thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo phân công của Bộ.
3. Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quy định của Nhà nước, của Bộ về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
4. Nghiên cứu, định hướng và thực hiện các biện pháp ổn định và phát triển thị trường lao động ngoài nước.
5. Thẩm định, trình Bộ cấp, đổi và thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài của các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ.
6. Hướng dẫn việc đăng ký hợp đồng, báo cáo đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật; giám sát hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân.
7. Xây dựng và hướng dẫn thực hiện kế hoạch đào tạo lao động đi làm việc ở nước ngoài; hướng dẫn nội dung, chương trình đào tạo nghề, ngoại ngữ; trình Bộ ban hành chương trình và giáo trình bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài; quản lý hoạt động bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
8. Chỉ đạo, tổ chức công tác quản lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và xử lý những vấn đề liên quan đến người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
9. Tham gia đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo phân công của Bộ.
10. Thu, quản lý và sử dụng các nguồn thu từ hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
11. Thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
12. Tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá nguồn lao động và khả năng cung ứng lao động của Việt Nam với thị trường lao động ngoài nước. Chủ trì tổng kết, đánh giá, nhân rộng các mô hình tiên tiến trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
13. Xây dựng cơ sở dữ liệu, thống kê đối tượng quản lý theo phân công của Bộ.
14. Hướng dẫn, chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ đối với các ban, đại diện của Bộ làm việc tại các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan của Việt Nam ở nước ngoài.
15. Quản lý các hội, hiệp hội và tổ chức phi Chính phủ hoạt động trong lĩnh vực được giao theo quy định của pháp luật.
16. Tham gia nghiên cứu, xây dựng chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức trong lĩnh vực được phân công.
17. Chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ xây dựng danh mục vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành; hướng dẫn về vị trí việc làm, số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo phân công của Bộ.
18. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; nghiên cứu khoa học theo phân công của Bộ.
19. Chủ trì, phối hợp Vụ Kế hoạch – Tài chính hướng dẫn, chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ đối với Quỹ Hỗ trợ Việc làm ngoài nước.
20. Sơ kết, tổng kết, báo cáo định kỳ và đột xuất về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
21. Quản lý công chức, viên chức; cơ sở vật chất, tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
22. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý lao động ngoài nước:
1. Cục Quản lý lao động ngoài nước có Cục trưởng và một số Phó Cục trưởng;
b) Phòng Hàn Quốc – Tây Á – Châu Phi;
c) Phòng Nhật Bản – Châu Âu – Đông Nam Á;
e) Phòng Thông tin – Truyền thông;
Điều 4. Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước có trách nhiệm ban hành và tổ chức thực hiện Quy chế làm việc và quan hệ công tác của Cục; quy định chức năng, nhiệm vụ của Phòng và Văn phòng trực thuộc; quản lý, phân công, sắp xếp nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ, công chức trong Cục để thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao.
Điều 5. Cục Quản lý lao động ngoài nước có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng theo quy định.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ giao.
nguồn: Cục QL Lao động Ngoài nước
Tổng hợp: Xuất khẩu lao động Nhật Bản