©2016 – 2017 - Bản quyền thuộc về Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Điều kiện để quân nhân được cộng nối bảo hiểm xã hội

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đã đưa ra quy định về tính thời gian công tác của quân nhân để hưởng bảo hiểm xã hội như sau:

Quân nhân, công an nhân dân phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước ngày 15 tháng 12 năm 1993, sau đó chuyển sang làm việc có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (bao gồm cả người làm việc tại y tế xã, phường, thị trấn, giáo viên mầm non hoặc người giữ các chức danh ở xã, phường, thị trấn trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 đã được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội) và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động mà không hưởng chế độ trợ cấp theo quy định dưới đây thì được cộng nối thời gian công tác trong quân đội, công an trước đó với thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội sau này để tính hưởng bảo hiểm xã hội:

- Quyết định số 47/2002/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với quân nhân, công nhân viên quốc phòng tham gia kháng chiến chống Pháp đã phục viên (giải ngũ, thôi việc) từ ngày 31 tháng 12 năm 1960 trở về trước;

- Điểm a Khoản 1 Điều 1 của Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước;

- Quyết định số 92/2005/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân là người dân tộc ít người thuộc Quân khu 7, Quân khu 9, tham gia kháng chiến chống Mỹ, về địa phương trước ngày 10 tháng 01 năm 1982;

- Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương;

- Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương;

- Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương;

- Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.

Theo quy định trên, điều kiện để được cộng nối thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội như sau:

Thứ nhất, quân nhân xuất ngũ trước ngày 15 tháng 12 năm 1993, sau đó chuyển sang làm việc có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.

Thứ hai, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động mà chưa được hưởng các chế độ trợ cấp theo quy định trên thì được cộng nối thời gian công tác trong quân đội, công an trước đó với thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội sau này để tính hưởng bảo hiểm xã hội.

Dẫn chiếu đến trường hợp của bố bạn, bố bạn nhập ngũ tháng 9 năm 1993, xuất ngũ tháng 2 năm 1996. Đến năm 2003 bố bạn đi làm công nhân mỏ và bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội. Vì thế bố bạn KHÔNG đủ điều kiện để được cộng nối thời gian theo như các quy định bên trên.

Do đó, khi bố bạn làm thủ tục để cộng dồn thời gian trong quân đội vào thời gian đóng bảo hiểm bố bạn không được cộng nối thời gian công tác tại đảo là đúng với quy định của pháp luật.

Nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Theo quy định hiện hành, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn.

Từ ngày 1/1/2018, Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hằng tháng, với thời gian hỗ trợ không quá 10 năm. Cụ thể là 30%, 25% và 10% của 22% mức thu nhập của hộ nghèo khu vực nông thôn lần lượt với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng khác.

Từ ngày 1/1/2018, Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hằng tháng, với thời gian hỗ trợ không quá 10 năm. Cụ thể là 30%, 25% và 10% của 22% mức thu nhập của hộ nghèo khu vực nông thôn lần lượt với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng khác.

Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hằng tháng = 22% X mức thu nhập lựa chọn trừ đi mức hỗ trợ của Nhà nước.

Trong đó, mức thu nhập lựa chọn thấp nhất bằng chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn là 1,5 triệu đồng theo Nghị định số 07/2021/NĐ-CP quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025. Vì vậy, mức thu nhập thấp nhất đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là 1,5 triệu đồng.

Sau khi được Nhà nước hỗ trợ, mức đóng thấp nhất của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện nay là 231.000 đồng/tháng (với người thuộc hộ nghèo); 247.000 đồng/tháng (với người thuộc hộ cận nghèo); 297.000 đồng/tháng (với đối tượng khác).

Đặc biệt, nhằm tạo điều kiện cho người lao động tự do được tiếp cận và thụ hưởng chính sách bảo hiểm xã hội, hiện nay, nhiều tỉnh còn hỗ trợ thêm từ ngân sách địa phương cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ngoài mức quy định của Nhà nước. Do đó, số tiền thực đóng của người dân khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại các địa phương này sẽ thấp hơn trong thực tế.

Đồng thời, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở. Với mức lương cơ sở hiện hành là 1,8 triệu đồng áp dụng từ ngày 1/7/2023, mức thu nhập tháng người tham gia lựa chọn để tính mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cao nhất là 36 triệu đồng/tháng.

Khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người lao động sẽ được Nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng theo quy định và được lựa chọn phương thức đóng linh hoạt, phù hợp thu nhập của bản thân.

Cụ thể như: đóng định kỳ (hằng tháng; 3 tháng/6 tháng/12 tháng một lần; nhiều năm một lần (không quá 5 năm/lần); hoặc đóng 1 lần cho những năm còn thiếu (không quá 10 năm) để đủ điều kiện hưởng lương hưu.

Sau khi được Nhà nước hỗ trợ, mức đóng thấp nhất của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện nay là 231.000 đồng/tháng (với người thuộc hộ nghèo); 247.000 đồng/tháng (với người thuộc hộ cận nghèo); 297.000 đồng/tháng (với đối tượng khác).

Chào bạn, về vấn đề bạn đang quan tâm, Luật sư đưa ra tư vấn cho bạn như sau:

Khoản 5, Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định: “Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội”.

Như bạn trình bày, bố bạn đi lính ở Trường Sa do đó bố bạn nếu được xem xét cộng nối thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) thì sẽ được xem xét với vai trò là một người quân nhân.