Cầu Gỗ Davinci
HP Toàn Cầu là đơn vị uy tín hàng đầu trong lĩnh vực giao nhận vận tải quốc tế tại Việt Nam.
Hồ sơ hải quan gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu
Gỗ xuất khẩu được quản lý theo loại gỗ, thị trường xuất khẩu và trên cơ sở kết quả phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ (Điểm 2, Điều 8, Mục 2, Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01/09/2020), và theo Điều 10 Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01/09/2020 của Chính phủ, hồ sơ xuất khẩu gỗ trong các trường hợp được xác định như tại hình sau:
Ngoài ra, mặc dù phía cơ quản chính phủ Việt Nam không yêu cầu, tuy nhiên, mặt hàng này, khi xuất khẩu, người mua thường yêu cầu người xuất khẩu Việt Nam làm kiểm dịch và/hoặc hun trùng đồng thời phải gửi chứng thư kiểm dịch/hun trùng bản gốc cho người nhập khẩu để làm thủ tục nhập khẩu. Việc kiểm dịch/hun trùng thực hiện ra sao có thể có những yêu cầu khác nhau tùy người mua ở các nước khác nhau.
→ Tra cứu thị trường xuất khẩu có thuộc EU không tại bài viết: Tổng quan quan hệ thương mại giữa Việt Nam – các nước trên thế giới
Theo quy định tại Điều 12, Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01/09/2020:
Doanh nghiệp Nhóm I là những doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau:
a) Tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật trong việc thành lập và hoạt động ít nhất 01 năm kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp;
b) Tuân thủ quy định pháp luật về bảo đảm gỗ hợp pháp theo quy định của Nghị định này (Nghị định số 102/2020/NĐ-CP) và quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản;
c) Tuân thủ chế độ báo cáo theo quy định tại khoản 4 Điều 27 Nghị định 102/2020/NĐ-CP và lưu giữ hồ sơ gốc theo quy định của pháp luật;
d) Không vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định 102/2020/NĐ-CP
đ) Các tiêu chí tại điểm a và điểm b khoản này được quy định chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 102/2020/NĐ-CP
Trình tự phân loại doanh nghiệp Nhóm I:
Doanh nghiệp đăng ký vào Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp, Cơ quan Kiểm lâm sẽ phê duyệt hoặc xác minh thêm trước khi phê duyệt hoặc không
Xem Quy định chi tiết tại Điều 13. Trình tự, thủ tục phân loại doanh nghiệp Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01/09/2020
Giấy phép CITES quy định theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính Phủ Về Quản lý Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Thực thi Công ước về Buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Cơ quan cấp giấy phép CITES là Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam. Giấy phép chỉ được cấp một bản duy nhất và luôn đi kèm lô hàng/mẫu vật CITES. Thời hạn hiệu lực tối đa của giấy phép xuất khẩu là 06 tháng kể từ ngày được cấp.
Để biết thêm thông tin về quy trình thủ tục xin giấy phép CITES, xem các điều từ 22 đến 28 Nghị định số 06/2019/NĐ-CP
Giấy phép FLEGT là văn bản do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp để xuất khẩu; tạm nhập, tái xuất lô hàng gỗ (trừ lô hàng sản xuất từ gỗ sau xử lý tịch thu) sang Liên minh châu Âu (EU) theo các quy định tại Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01/09/2020 của Chính phủ Quy định Hệ thống Bảo đảm Gỗ hợp pháp Việt Nam, Hiệp định Đối tác tự nguyện giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu về thực thi Luật Lâm nghiệp, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (sau đây viết tắt là VPA/FLEGT) và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Giấy phép FLEGT được cấp cho một lô hàng gỗ hợp pháp thuộc danh mục quy định tại Nghị định số 102/2020/NĐ-CP, của một chủ gỗ xuất khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất đến cửa khẩu nhập khẩu đầu tiên vào thị trường EU.
Một lô hàng gỗ xuất khẩu vào thị trường EU chỉ được cấp một giấy phép FLEGT và được cấp trước thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
Giấy phép FLEGT được trình bày trên khổ giấy A4 dưới dạng song ngữ bằng tiếng Việt và tiếng Anh quy định tại Mẫu số 10 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 102/2020/NĐ-CP
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép FLEGT:
a) Bản chính đề nghị cấp giấy phép FLEGT theo Mẫu số 11 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 102/2020/NĐ-CP;
b) Bản chính bảng kê gỗ xuất khẩu đối với lô hàng gỗ của doanh nghiệp Nhóm I; bản chính bảng kê gỗ xuất khẩu có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại đối với lô hàng gỗ của chủ gỗ thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này;
c) Bản sao hợp đồng mua bán hoặc tương đương;
d) Hóa đơn theo quy định của Bộ Tài chính (nếu có);
đ) Tài liệu bổ sung khác nhằm cung cấp bằng chứng về nguồn gốc hợp pháp của lô hàng gỗ xuất khẩu (nếu có).
Download Mẫu số 11 Đề nghị Cấp giấy phép FLEGT >> Mau so 11 Đề nghị cấp Giay phép FLEGT
Bảng kê gỗ xuất khẩu và bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu hiện nay thực hiện theo mẫu số 05, mẫu số 06 Nghị định 102/2020/NĐ-CP
Download Mẫu số 05, 06 Bảng kê gỗ xuất khẩu và bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu >> Bảng kê gỗ và sp gỗ xuất khẩu
Chi phí vận chuyển, thời gian xuất khẩu và chọn đơn vị vận chuyển gỗ
Để dự tính giá đầu vào nhằm báo giá cho khách hàng nước ngoài và các quyết định kinh doanh liên quan, bạn cần tìm đơn vị hỗ trợ báo giá để lên dự toán về chi phí vận chuyển, thời gian vận chuyển?
Gỗ và sản phẩm từ gỗ xuất khẩu Âu, Mỹ, Hàn, Nhật, Úc.. thường xuất khẩu đường biển; với hàng cần rất gấp thì xuất khẩu đường hàng không. Với hàng xuất khẩu đi các nước láng giếng thì hay xuất đường bộ hoặc đường biển. Mỗi lô hàng cần xem xét cụ thể để đưa ra quyết định phù hợp nhất.
Kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam qua các năm:
Kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam theo các nước và vùng lãnh thổ trong thời gian gần đây:
Việt Nam xuất khẩu gỗ đi các nước nào?
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan
Một số lưu ý khi xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đến một số thị trường chính
Khi xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ theo thị trường xuất, ngoài vấn đề thuế, cần lưu ý vấn đề chứng nhận xuất xứ
Khi xuất khẩu, chính phủ Việt Nam không yêu cầu người xuất khẩu làm xuất xứ Made in Vietnam cho hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, người mua hàng sẽ yêu cầu người xuất khẩu làm chứng nhận xuất xứ Made in Vietnam. Với khách hàng ở các nước ký hiệp định thương mại tự do với Việt Nam thì có thể sẽ yêu cầu làm chứng nhận xuất xứ theo form trong hiệp định thương mại tự do tương ứng để người mua được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo hiệp định.
Một số thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ chính của Việt Nam hiện nay như sau:
→ Dịch vụ làm CO xuất khẩu cho doanh nghiệp tại Việt Nam, liên hệ để nhận tư vấn 088 611 5726
→ Bạn có thể tra nước xuất khẩu có quan hệ tối huệ quốc thương mại và có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam hay không tại bài viết Tổng quan quan hệ thương mại giữa Việt Nam – các nước trên thế giới
Ngoài ra nên lưu ý về shipping mark: Đối với hàng xuất khẩu, khi đảm bảo việc vận chuyển, làm thủ tục hải quan được thuận lợi, Doanh nghiệp nên dán shipping mark trên các kiện hàng.
→ Để biết thêm chi tiết, tham khảo bài viết: Quy Định Hiện Hành Về Nhãn Hàng Hóa Xuất Khẩu
Mã HS mặt hàng gỗ và sản phẩm từ gỗ
Gỗ và các mặt hàng từ gỗ thông dụng thường nằm trong Chương 44: Gỗ và các mặt hàng bằng gỗ; than từ gỗ và Chương 94: Đồ nội thất, bộ đồ giường, đệm, nệm và các đồ dùng nhồi tương tự
Tham khảo danh sách tóm tắt bên dưới.
→ Xác định thị trường xuất khẩu có thuộc CPTTP, EVFTA, UKVFTA: tra cứu danh sách tại bài viết: Tổng quan quan hệ thương mại giữa Việt Nam – các nước trên thế giới
→ Xem danh sách chi tiết HS, thuế xuất khẩu, thuế xuất khẩu ưu đãi đi thị trường CPTTP, EU, UK của gỗ và các sản phẩm gỗ tại bài viết: Thuế xuất khẩu gỗ và các mặt hàng bằng gỗ
Hướng dẫn cách tra thuế xuất nhập khẩu gỗ mới nhất: Vào biểu thuế xuất nhập khẩu tại trang web hptoancau.com,, truy cập vào biểu thuế xuất nhập khẩu (bấm chữ tra cứu như hình bên dưới), một trang tính biểu thuế sẽ hiện ra, bạn gõ HS của gỗ như ở phần Mã HS ở trên, tìm kiếm trên biểu thuế, sẽ tra ra thuế nhập khẩu, thuế nhập khẩu ưu đãi và thuế xuất khẩu ưu đãi đặc biệt cập nhật nhất của mặt hàng. Lưu ý: kết quả tra cứu chỉ mang tính chất tham khảo. để chắc chắn hơn, bạn nên liên hệ với HP Toàn Cầu để được tư vấn hoặc tra tại văn bản pháp luật nguồn (thường đã được dẫn chiếu trong biểu thuế) – LH: (+84) 088 611 5726