Các Mỏ Khai Thác Đồng Ở Việt Nam
Gian hàng VNF tại Vietstock 2016 nhận được sự quan tâm đặc biệt của ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi
Vinachem triển khai khai thác muối mỏ lớn tại Lào
08:43 SA @ Thứ Hai - 24 Tháng Chín, 2012
Với kết quả thăm dò trữ lượng muối Kali (KCl) lên tới hàng trăm triệu tấn và muối ăn (NaCl) lên tới hàng tỷ tấn, dự án muối mỏ do Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đang triển khai tại huyện Nongbok, tỉnh Khammouan, Lào sẽ đóng vai trò quan trọng giúp Việt Nam chủ động được nguyên liệu cho sản xuất trong nước, nhất là sản xuất phân bón, hóa chất, đồng thời tiết kiệm được ngoại tệ từ việc giảm nhập khẩu.Đủ điều kiện khai thác chế biến công nghiệpSau bốn năm triển khai thăm dò trữ lượng kể từ khi được Chính phủ Lào cấp phép vào tháng 8/2008, Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác và chế biến muối mỏ tại huyện Nongbok, tỉnh Khammouan, Lào vừa được hội đồng chuyên gia hai nước Việt Nam và Lào công nhận đủ điều kiện khai thác, chế biến công nghiệp. Kết quả thăm dò cho thấy, hai sản phẩm chính của dự án là muối kali (KCl) có cấp trữ lượng khoảng 350 triệu tấn, cấp tài nguyên dự báo 1,6 tỷ tấn; muối ăn (NaCl) có cấp trữ lượng khoảng trên 2 tỷ tấn, cấp tài nguyên dự báo lên đến 9 tỷ tấn.Với căn cứ quan trọng này, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đã trình Bộ Công Thương thiết kế cơ sở Dự án để có thể sớm hoàn tất mọi thủ tục đầu tư triển khai. Theo đó, Dự án sẽ gồm khu vực khai thác nằm ở phía Nam của khu mỏ Nonglom có diện tích khoảng 4 km2. Tại đây năm đầu tiên xây dựng 16 hầm khai thác, mỗi năm hoạt động tiếp theo sẽ xây dựng thêm 7-8 hầm. Khu vực nhà máy chế biến dự kiến xây dựng tại phía Đông của mỏ Nonglom trên diện tích khoảng 175.000 m2 để chế biến hai sản phẩm chính đạt tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế gồm: KCl K60 (hàm lượng KCl 95%) với công suất 320.000 tấn/năm và sản phẩm phụ là muối chất lượng cao NaCl hàm lượng 98% với công suất 300.000 tấn/năm.
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, đây là dự án phù hợp với Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, có tính đến năm 2030 (đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt); phù hợp Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối mặt hàng phân bón giai đoạn 2010-2020, có xét đến năm 2025. Bên cạnh đó, khu vực thăm dò, khai thác và chế biến muối mỏ tại huyện Nongbok, tỉnh Khammouan cũng khá thuận lợi cho khai thác, vận chuyển sản phẩm trong khu vực thăm dò và vận chuyển về Việt Nam . Vì vậy, Dự án được triển khai sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu phân bón cho sản xuất nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và cung cấp muối NaCl để sản xuất các hóa chất khác như điện phân xút-clo, sản xuất soda.Đáp ứng mục tiêu giảm nhập khẩuCục trưởng Cục Hóa chất Bộ Công Thương, đồng thời là tổ trưởng Tổ tư vấn góp ý thiết kế cơ sở Dự án, Tiến sĩ Phùng Hà cho biết, hiện Việt Nam vẫn phải nhập khẩu toàn bộ lượng KCl chủ yếu từ Belarus và Australia để đáp ứng nhu cầu phân bón Kali cho sản xuất nông nghiệp trong nước.Theo đó, với nhu cầu phân Kali dao động trong khoảng 700-800.000 tấn/năm, trong khi giá loại phân bón này trên thị trường thế giới hiện ở mức 450 USD/tấn, mỗi năm Việt Nam đang phải mất trên 350 triệu USD cho nhập khẩu phân bón. Vì vậy, nếu Dự án được triển khai sớm với công suất dự kiến 320.000 tấn/năm, Việt Nam sẽ giảm được đáng kể sản lượng phân bón Kali nhập khẩu và nhờ vậy tiết kiệm được đáng kể ngoại tệ cho đất nước.Không chỉ giúp tiết kiệm ngoại tệ, việc triển khai Dự án muối mỏ Lào còn góp phần giải quyết cuộc “khủng hoảng” thừa muối ăn, thiếu muối công nghiệp và muối chất lượng cao hiện nay của Việt Nam.Thực tế cho thấy, với lợi thế về địa lý có bờ biển chạy dài dọc theo đất nước, Việt Nam có thể sản xuất tới 800.000 tấn muối ăn/năm nhưng chất lượng muối làm ra thường lẫn nhiều tạp chất và không đạt được độ khô cần thiết nên không đáp ứng được các tiêu chuẩn muối nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp hóa chất cơ bản như Xút-Clo, công nghiệp chế biến thực phẩm như sản xuất bột ngọt và y tế như sản xuất dịch truyền. Vì vậy, nhiều năm nay vẫn tồn tại nghịch lý muối ăn dư thừa nhưng Việt Nam vẫn phải nhập khẩu trên 300.000 tấn muối công nghiệp/năm.Theo ông Hà, nhu cầu muối công nghiệp từ năm 2013 trở đi sẽ còn tăng mạnh hơn khi Nhà máy sản xuất Sođa ở Khu Kinh tế Chu Lai (Quảng Nam) đi vào hoạt động trong tháng 11 tới. Hiện người đại diện Nhà máy này đã có văn bản tới Bộ Công Thương đề xuất nhu cầu nhập khẩu mỗi năm 200.000 tấn muối công nghiệp để có nguyên liệu sản xuất.Trong khi đó, sản phẩm thu được từ dự án muối mỏ Lào là muối có hàm lượng NaCl đạt 98%, tốt hơn chất lượng muối sản xuất trong nước thường chỉ có hàm lượng NaCl đạt tối đa 97%. Vì vậy, sản phẩm muối khai thác từ Lào có thể chỉ cần thêm công đoạn tinh lọc là có thể sử dụng cho sản xuất công nghiệp. Thêm vào đó, với sản lượng dự kiến 300.000 tấn muối chất lượng cao/năm, Dự án cũng sẽ đảm bảo cung cấp được ổn định nguồn nguyên liệu, giúp doanh nghiệp sản xuất hóa chất chủ động hơn trong sản xuất.Tuy nhiên, từ nay đến khi triển khai xây dựng, dự án vẫn còn phải chờ Chính phủ Lào thông qua Báo cáo đánh giá tác động môi trường cũng như chờ xin ý kiến của Chủ sở hữu liên quan đến tổng mức đầu tư, ông Hà cho biết./.
(CATP) Ủy ban nhân dân H.Phú Hòa (tỉnh Phú Yên) cho biết, ngày 27/9, đơn vị vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty CP I.D.P (TP.Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) 80 triệu đồng do vi phạm trong lĩnh vực khai thác khoáng sản. Cụ thể, Công ty Sản xuất - xuất nhập khẩu công nghiệp Phú Yên (nay là Công ty CP I.D.P) được Bộ Công nghiệp cấp phép khai thác khoáng sản số 1953 ngày 29/8/2001 tại xã An Thọ (H.Tuy An) trong 25 năm, diện tích 11,23ha, trữ lượng 100.000m3, sản lượng khai thác 4.000m3/năm.
Ngày 17/12/2014, Sở TN&MT có văn bản tạm dừng hoạt động khai thác mỏ đá và yêu cầu lập hồ sơ đề nghị điều chỉnh tọa độ, diện tích vì bị sai lệch về vị trí cắm mốc, bàn giao mốc bản đồ khu vực khai thác. Chủ đầu tư lập hồ sơ điều chỉnh và đến nay chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận. Tuy nhiên, ngày 25/7/2023, UBND H.Phú Hòa phát hiện Công ty CP I.D.P có dấu hiệu khai thác trở lại đối với mỏ đá ở 2 khu vực với diện tích 2,27ha và 1,07ha tại thôn Cẩm Sơn (xã Hòa Quang Bắc, H.Phú Hòa); không phải tại xã An Thọ (H.Tuy An) như giấy phép. Diện tích này là đất rừng sản xuất do UBND xã Hòa Quang Bắc quản lý, chưa có quy hoạch mỏ khoáng sản.
UBND tỉnh chỉ đạo UBND H.Phú Hòa chỉ đạo rà soát, củng cố hồ sơ xử lý nghiêm việc khai thác khoáng sản; Sở TN&MT phối hợp với các Sở Công Thương, Xây dựng, Tài chính và cơ quan, địa phương kiểm tra, rà soát toàn bộ hồ sơ pháp lý mỏ đá; tham mưu UBND tỉnh gửi văn bản đến Bộ TN&MT để báo cáo thực tế. Sở TN&MT báo cáo đề xuất UBND tỉnh xem xét xử lý các vấn đề.
Hiện trường khai thác mỏ đá trái phép và sai vị trí
Thực hiện chỉ đạo của Thường trực HĐND tỉnh, Ban Kinh tế - Ngân sách khảo sát và nhận thấy, Công ty CP I.D.P khai thác ngoài khu vực được cấp phép trong thời gian dài và khai thác trên khu vực đất rừng sản xuất (đã đưa ra ngoài quy hoạch 3 loại rừng) với diện tích, khối lượng đá đào bới, san gạt khá lớn, nhiều hố sâu và bãi đá. Trong khi chủ đầu tư chưa có giấy phép khai thác, chưa được cấp có thẩm quyền cập nhật, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021 đến 2030, tầm nhìn đến năm 2050; chưa được bổ sung vào quy hoạch SDĐ đến năm 2030 của huyện và kế hoạch SDĐ của H.Phú Hòa.
Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh kiến nghị Thường trực HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo dừng hoàn toàn việc khai thác khoáng sản khi chưa bảo đảm các quy định về đất đai, tài nguyên, khoáng sản, lâm nghiệp và hoàn trả lại nguyên trạng. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật tại mỏ đá; xem xét trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc để xảy ra thất thoát tài nguyên, khoáng sản.
Chiếm gần 1/3 lượng khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn trước dịch, Trung Quốc chính thức mở du lịch với Việt Nam kỳ vọng tạo bước đột phá mới cho ngành du lịch trong giai đoạn khó khăn vì khách quốc tế ảm đạm.
Chính phủ Trung Quốc đã quyết định đưa Việt Nam vào danh sách thí điểm mở cửa du lịch theo đoàn đợt 2, bắt đầu từ 15.3.2023